Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Ốc Nhồi ( Ốc Bươu Đen ) Từ A Đến Z

Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Ốc Nhồi ( Ốc Bươu Đen ) thương phẩm, ốc bố mẹ sinh sản, và quy trình kỹ thuật sản xuất ốc giống. Bài viết này bao gồm tất cả kỹ thuật nuôi ốc từ ốc thương phẩm, ốc bố mẹ, ốc con từ A – Z cho bà con nông dân. Có thể xem học hỏi và tham khảo áp dụng trong thực tiễn

ỐC BƯƠU ĐEN ( ỐC NHỒI ) LÀ GÌ?

Ốc nhồi còn có các tên gọi khác như ốc bươu đen, ốc bươu ta, ốc bươu, tên khoa học là Pila polita (Deshayes, 1830) là loại ốc thuộc họ Ampullariidae, lớp Chân bụng (Gastropoda), ngành Thân mềm (Mollusca). Ốc nhồi là một trong những loài ốc đồng phổ biến ở Việt Nam.

Ốc nhồi trước đây có rất nhiều trong tự nhiên như ao, hồ, ruộng, đầm phá, nhưng hiện nay do tác động môi trường, do biến đổi khí hậu, người dân sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ nhiều, nên ốc ngoài đồng, trong ao ngày càng hiếm dần và cũng do bị khai thác quá mức nên số lượng ốc trong tự nhiên sụt giảm đáng kể. 

Thành phần thịt của ốc có khoảng 40% là nước, 11,9% protid với nhiều acit amin thiết yếu, 0,7% chất béo, nhiều loại vitamin như B1, B2, PP, các muối canxi, phốt pho, nhiều keratin và collagen. Theo Đông y cho biết ốc có tính hàn nên dùng để giải nhiệt, giải độc, giải rượu. Ốc nhồi đang là loại thực phẩm được thị trường ưa chuộng bởi thịt ốc thơm, ngọt và là món ăn dân dã, quen thuộc, rất ngon miệng ở Việt Nam.

Món ốc nhồi xuất hiện từ quán ốc vỉa hè cho đến các bữa ăn sang trọng, nhu cầu về ốc là rất lớn. Ở khu vực phía Bắc có món bún riêu ốc, ốc chuối đậu, ốc luộc lá chanh… vùng Nam Bộ có món ốc hấp tiêu, ốc bươu hấp chấm với nước mắm gừng, ốc bươu nhồi… Ốc bươu nhồi thịt cũng đang là món ngon mang hương vị đặc trưng của cả miền Bắc, Trung và miền Nam. Thịt của ốc trong tự nhiên ở miền Miền Trung và miền Bắc dai và giòn hơn. Thịt của ốc nhồi ở miền Nam hơi kém dai và ít thịt hơn. Lượng ốc có ngoài tự nhiên ở miền Nam cũng nhiều hơn nên giá ốc nhồi thương phẩm ở miền Nam cũng thường thấp hơn so với ở miền Bắc và miền Trung. 

Quy trình kỹ thuật nuôi ốc nhồi ( ốc bươu đen)

Ốc nhồi sống trong môi trường nước ngọt, phát triển tốt ở nhiệt độ môi trường từ 20 – 30°C. Ở nước ta, ốc phân bố nhiều ở trong nội đồng từ Bắc vào Nam. Ốc nhồi thích sống ở nơi ẩm thấp như ao hồ, ruộng nước. Nó thích trú ẩn nơi có bóng tối, được che khuất. Ốc nhồi ăn lá non, quả non và mềm, các vi sinh vật trong bùn non, xác súc vật, mùn bã hữu cơ. Vào mùa khô, ốc thường vùi sâu trong lớp đất ruộng nứt nẻ. Khi mưa xuống, ruộng có nước thì nó mới bò ra và sinh sôi, nảy nở. Ốc nhồi sinh sản gần như quanh năm nhưng nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 9. 

Nuôi ốc nhồi đang là một hướng phát triển kinh tế mới ở rất nhiều địa phương trong cả nước, mô hình nuôi ốc nhồi giúp nông dân có thêm thu nhập lúc nông nhàn. Nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi này. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi được cho là khá đơn giản, cách chăm sóc không quá phức tạp. Có thể nói đây là loại thủy sản dễ nuôi, dễ quản lý và nuôi được ở nhiều loại hình như ao, mương vườn, bể bạt, giai lưới hoặc bể xi măng… 

KỸ THUẬT NUÔI ỐC NHỒI, ỐC BƯƠU ĐEN THƯƠNG PHẨM

Phần I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐỜI SỐNG CỦA ỐC NHỒI 

Trên thế giới, giống ốc nhồi Pila phân bố ở vùng nhiệt đới trong đó nhiều ở các nước Nam Á, Đông Nam Á. Nó còn có cả ở đảo Guam và đảo Hawai và các nước vùng Trung Phi. Ở Việt Nam, chúng phân bố nhiều trong ao, hồ và đồng ruộng cả ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Ốc nhồi vỏ mỏng, phần đuôi xoắn nhọn và lớn hơn ốc lác. Vỏ bóng màu nâu đen hoặc xanh vàng, có 5 – 6 vòng xoắn. Nắp miệng cứng. Kích thước ốc khi trưởng thành có chiều cao khoảng 50 – 85mm, rộng 30 – 65mm. Thân của ốc nằm trên chân. Chân nằm ở mặt bụng và cử động uốn sóng khi bò để giúp ốc di chuyển. Toàn bộ nội quan của ốc được nằm trong vỏ dày và chắc. 

Nhiệt độ thích hợp cho ốc nhồi sinh trưởng

Từ 22 – 32°C, do đó không thấy ốc nhồi phân bố ở vùng có nhiệt độ thấp hơn 10°C. Khi nhiệt độ tăng lên 37 – 39°C, ốc sinh trưởng chậm và có thể chết hàng loạt.

Nếu nhiệt độ cao hơn 35°C thì ốc sẽ ngừng phát triển. Ốc nhồi sống thích hợp ở pH từ 7,5 – 9. Khi sống trong môi trường có pH thấp (nước nhiễm phèn) thì ốc chậm lớn và vỏ bị mềm.

Ốc tiêu thụ nhiều chất canxi có trong nước để tạo vỏ chắc vì 80% canxi trong cơ thể ốc được hấp thụ chủ yếu từ trong môi trường nước.

Ốc nhồi có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 3%% (3 phần ngàn). Ốc nhồi hô hấp bằng cả mang và phổi, chúng có thể sống trong điều kiện môi trường nước bị ô nhiễm, nơi mà hàm lượng oxy dao động từ 2 – 8 mg/lít.

Do có khả năng hô hấp từ khí trời nên chúng có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt, tương tự như kiểu sống “tiềm sinh”.

Chúng có thể tồn tại nhiều ngày hoặc cả tháng chui vùi trong đất ruộng khô nước để đến khi ruộng có nước trở lại thì chúng lại bò lên và tiếp tục chu trình sống mới. Chính từ đặc điểm này cho thấy ốc dễ thích nghi với điều kiện sống không thuận lợi nên có thể nuôi ốc trong rất nhiều loại hình mặt nước khác nhau, với các cách nuôi và lưu giữ ốc đa dạng khác nhau. 

Về tập tính sống, ốc nhồi ( ốc bươu đen )

Ốc có đời sống lưỡng cư, vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn. Ốc nhồi có thể sống ở mọi tầng nước, nhưng phân bố chủ yếu ở những khu vực có độ sâu từ 25cm – 60cm và thường sống tầng mặt để dễ dàng trao đổi khí cho hô hấp, nhất là vào sáng sớm, sau đó chuyển xuống tầng giữa và tầng đáy.

Ốc thích sống nơi có nước chảy chậm, nhưng cũng thích nghi sống trong những vùng nước tù đọng, trong đầm lầy, ao hồ, mương ruộng, nơi có hàm lượng chất hữu cơ cao.

Nó thích sống nơi đáy có bùn. Ốc thường di chuyển kiếm mồi vào ban đêm. Chúng có thể nổi lên trên mặt nước khi thời tiết nóng hoặc lạnh. Khi muốn nổi lên, chúng tích không khí trong xoang màng áo để làm giảm tỷ trọng cơ thể và nổi lên được. 

Tuổi thọ của ốc nhồi

Là trong khoảng 3 năm, trong quá trình sống, ốc tăng trưởng cơ thể qua sự tăng số vòng xoắn cùng với sự gia tăng kích thước của lỗ vỏ miệng và làm cho vỏ ốc lớn dần lên.

Từ giai đoạn ốc giống ( từ 30.000 – 40.000 con/ kg) sau khoảng 49 ngày ương thì khối lượng cơ thể tăng lên 30 – 45 lần. Sau 4 – 5 tháng nuôi, ốc đạt cỡ 30 – 40 con/ kg. 

Chúng ăn nhiều loài thực vật dưới nước (thủy sinh) và trên cạn như lá khoai mì, lá chuối non, lá mồng tơi, tàu và lá mùng (miền Nam gọi là bạc hà), rau ngót, lá đu đủ, quả đu đủ thái nhỏ, trái mít cắt nhỏ, trái ổi, trái mận (doi), trái mướp, bèo cái, bèo cám, rau cải, cải bắp, xà lách, rau trai, rau mác, các loại rong và nhiều loại cây cỏ sống ven bờ nước hay bờ ao.

Ngoài ra, chúng cũng ăn xác của động vật. Trong điều kiện nuôi nhốt, ốc nhồi còn ăn nhiều loại thức ăn bổ sung như cám gạo, bột đậu nành (đậu tương), bột bắp, bột cá. Chúng cũng thích ăn thức ăn viên công nghiệp (ở tất cả các lứa tuổi). Ốc nhồi có tập tính ăn nhiều vào sáng sớm và chiều tối.

Khi ăn, ốc treo mình lơ lửng trên mặt nước, dùng màng chân bao chỗ thức ăn, mở loe miệng và hút thức ăn vào khoang miệng rồi đưa tới bộ phận tiêu hóa. Chúng còn có thể sử dụng một bộ phận có tác dụng như lưỡi bào để bảo các miệng thức ăn lớn rồi cho vào miệng để ăn. 

Ốc nhồi là loài động vật sinh sản hữu tính

Có phân biệt rõ giới tính đực và cái. Tỷ lệ đực cái ở ốc trưởng thành khác nhau ở các vùng miền.

Cụ thể theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, ốc nhồi tại Nghệ An có tỷ lệ đực/cái là 1/1,06 – 1,67; ở Đắk Lắk là 1/3,09; ở Đồng Tháp là 1/1,25 – 1,69. Quan sát bên ngoài thì thấy con đực có các vòng xoắn sắc nét hơn của con cái; mặt dưới của tháp ốc và ở vòng xoắn số 4 có màu vàng cam khá rõ.

Đối với con cái thì ở vòng xoắn số 5 và 6 màu vàng cam rõ nét hơn. Ốc bắt đầu tham gia sinh sản khi đạt chiều của vỏ từ 30mm trở lên.

Mùa sinh sản của ốc nhồi ốc bươu đen

Từ tháng 4 đến tháng 12 và tập trung vào các tháng 5 đến tháng 8. Ốc đẻ trứng dính với nhau và bám vào các loại giá thể như hốc cây, thân cây, hốc đất đá ẩm ướt, cây thủy sinh kích thước lớn và ven bờ gần nước.

Tổ trứng ốc được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực có các loại thực vật thủy sinh phân bố (bèo cám, lục bình, bèo cái) ven bờ và có tán cây che phủ.

Ốc đẻ trứng tập trung vào ban đêm. Thời gian đẻ một tổ trứng từ 8 – 9 giờ, lượng trứng đẻ một lần (1 tổ trứng) khoảng từ 60 – 350 trứng.

Trong nuôi vỗ chủ động để cho để nhân tạo, nuôi ghép tỷ lệ 1 ốc đực với 2 ốc cái thì cho kết quả tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục cao nhất. Hiện nay, chúng ta cũng đã có thể áp dụng các biện pháp kích thích ốc sinh sản hàng loạt để thu được tổ trứng đông loạt, qua đó sẽ chủ động được về số lượng lớn con giống cấp cho người nuôi. 

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN ) GIỐNG

1. CÁCH NUÔI ỐC BỐ MẸ SINH SẢN TỐT NHẤT

a. Quy trình kĩ thuật nuôi ốc bố mẹ đạt năng suất cao trên ao đất

Ao, mương vườn nuôi vỗ ốc bố mẹ cần diện tích khoảng từ 150 – 500m, độ sâu nước từ 0,8 – 1,2m. Trước khi đưa ốc vào nuôi vỗ, phải tát cạn ao, mương, dọn sạch cỏ ven bờ, lấp hết hang hốc cua, rắn, chuột.

Rải vôi bột đáy ao, mương, phơi nắng 1 – 2 ngày, sau đó cấp nước vào ao (bơm hoặc nhờ thủy triều). Nước đưa vào ao cần được chắn lọc để phòng địch hại, cá dữ, cá tạp lọt vào ao. Kiểm tra một số yếu tố môi trường, chủ yếu là pH (6,5 – 7,5) và độ kiềm (50 – 120 mg CaCO,/lít). 

Tiếp theo là đưa giá thể vào ao, mương. Giá thể là các loại cây thực vật thủy sinh như lục bình (bèo tây), bèo cái, rau muống, cây củ ấu, cây bông súng. Một số cây như tai tượng, kèo nèo, khoai môn nước hoặc rau mác có thể trồng ven bờ giáp nước. 

Có thể tạo bè nổi cột neo cố định bằng cách dùng các ống nước nhựa (đường kính 60 – 100mm) đặt sát nhau, bịt kín hai đầu ống và cột chặt, sau đó đổ đất lên trên mặt bè rồi trồng cỏ và các loại cây giá thể lên đó (ốc sẽ bò lên cặp đôi và đẻ trứng trên đó). 

Nếu đặt giai trong ao thì cần ao có diện tích rộng hơn, từ 1.000 – 2.000m.

Mức nước cũng cần sâu từ 1 – 1,2m. Giai có diện tích 30 – 60m, độ sâu giai từ 0,8 – 1,2m. Giai cũ thì cần giặt sạch. Giai mới phải ngâm 3 – 4 ngày để làm sạch hóa chất trong sợi lưới.

Đáy giai phải được cột (buộc) 4 góc và căng muống, cây củ phẳng. Đưa giá thể (lục bình hoặc bèo cái, rau ấu…) vào giai 10 – 15 ngày trước khi cho ốc vào nuôi vỗ. Trên nắp giai phải đậy lưới để phòng tránh các loại địch hại (như nhái xanh hay ễnh ương) nhảy vào. 

b. Nuôi vỗ trong bể lót bạt và bể xi măng 

Kích thước thông thường mỗi bể xi măng dài 6 – 10m, rộng 3 – 5m (diện tích 18 – 50m’), chiều cao bể 0,6 – 0,8m. Bể lỗi bạt có khung trụ bằng gỗ, tre, tràm hoặc khung kim loại, lót bạt nylon 2 màu hoặc bạt nylon sọc. Thành bể cao 0,6 – 0,8m, chiều cao mực nước trong bể duy trì 40 – 60cm. 

Có thể tạo gò đất (cù lao) giữa bể để ốc bò lên đẻ trứng. Gò đất kích thước 1,5 × 0,5m, chiều cao của gò ngang với mực nước trong bể.

Bốn xung quanh cạnh đáy xếp gạch để giữ cho gò không bị sạt. Trên gò trồng giá thể như cây rau, cây mác, khoai nước… Bể có lắp đặt ống cấp và thoát nước. P

hía trên bể có lắp mái che nắng bằng lưới che phong lan hoặc làm mái che mưa cho bể. Trước khi thả ốc vào nuôi vỗ, cần rửa sạch bể, thả giá thể (các loại cây giá thể như trong ao và rửa sạch) với 1/3 – 1/2 diện tích bể. 

2. TUYỂN CHỌN ỐC BỐ MẸ

Ốc chọn làm bố mẹ phải khỏe mạnh, không bị vỡ vỏ, mép miệng, đỉnh vỏ và nắp mày không bị sứt mẻ, vỏ bóng, sạch, không bị đóng rong, cân nặng 30 gam trở lên. 

Mùa vụ nuôi vỗ ốc bố mẹ để cho đẻ, nếu ở Nam Bộ thì có thể quanh năm; nhưng ở miền Bắc nên vào tháng 3 đến đầu tháng 4 để kịp có con giống nuôi vào từ cuối tháng 4 và sẽ thu hoạch ốc thương phẩm trước khi mùa lạnh đến. 

3. MẬT ĐỘ NUÔI ỐC BỐ MẸ SINH SẢN

Ốc đực và cái nuôi chung trong ao, trong bể hoặc giai, mật độ chung 70 – 100 con bố mẹ/m; tỷ lệ con đực/con cái là 1/1 hoặc 1/2. 

4. THỨC ĂN CHO ỐC NHỒI ( ỐC BỐ MẸ SINH SẢN )

Thức ăn của ốc rất đa dạng, có thể sử dụng nhiều loại như sau: 

Thức ăn xanh: Các loại rau (rau cải, bắp cải, xà lách), rong đuôi chồn, các loại lá khoai mì (sắn), lá khoai lang, lá rau muống; trái mít, bầu, bí, mướp thái nhỏ hoặc cắt lát. Nên rải thức ăn nơi không có đặt giá thể. Khẩu phần ăn 5 – 7% trọng lượng ốc mỗi ngày. 

Thức ăn viên công nghiệp dạng nổi: Có thể sử dụng thức ăn cho cá tra, cá rô phi, độ đạm từ 18 – 22%. Khẩu phần ăn 1 – 3% mỗi ngày. Thức ăn rải xung quanh giá thể và nổi nên ốc sẽ bu vào để hút dần thức ăn. 

Thời gian cho ăn nên cố định, buổi sáng từ 6 – 8 giờ, chiều từ 17 – 18 giờ. 

5. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ AO NUÔI ỐC SINH SẢN

Quản lý nước: Nuôi trong ao hoặc nuôi giai đặt trong ao thì định kỳ thay nước 15 – 20 ngày/lần, mỗi lần thay 30 – 40% | lượng nước trong ao.

Nuôi trong bê nên thay nước 5 – 7 ngày | lần và từ 30 – 50% lượng nước trong bê. Khi thay nước phải vừa xả vừa cấp nước mới để ốc không bị sốc nước. 

Vào mùa mưa, cần chú ý sau cơn mưa lớn, nước rơi nhiều vào bể, có thể làm cho pH trong bể giảm đi. Cần phải thay nước tầng mặt và cấp nước mới khác hoặc dùng nước vôi trong hòa từ từ để điều chỉnh pH về ngưỡng thích hợp. Tốt nhất là bể nuôi có mái che mưa. 

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHO ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN ) BỐ MẸ SINH SẢN NHIỀU

1. Để ốc sinh sản tự nhiên trong ao, mương vườn 

Sau khi bắt đầu nuôi vỗ khoảng trên dưới 1 tháng thì ốc thành thục sinh dục và sinh sản. Ốc sẽ bắt cặp và ốc cái đẻ trứng dưới gốc giá thể. Hàng ngày theo dõi kiểm tra giá thể, nếu có tổ trứng thì thu kịp thời để đưa vào ấp. 

2. Kích thích ốc đẻ trứng đồng loạt trong bể

Kích thích bằng việc thay nước và cấp nước mới liên tục kết hợp với phun mưa (vào ban đêm) vào thời gian giữa tháng trước và đầu tháng sau, trùng

vào 2 đợt con nước thủy triều khi trăng tròn và trăng non. Mỗi đợt kích thích kéo dài 3 ngày và sau đó ốc sẽ bắt đầu đẻ trứng. 

3. Thu và ấp trứng 

Thu tổ trứng ốc nhồi sau khi ốc đẻ 8 – 10 giờ, khi vỏ trứng đã cứng. Thao tác thu nhẹ nhàng.

Xếp tổ trứng vào khay nhựa, chậu nhựa, tấm xốp rồi đưa vào trong thùng xốp hoặc trong bể xi măng (có chứa nước sâu 0,4 0,6m) để ấp.

Chú ý không xếp các tổ trứng chồng lên nhau hoặc xếp quá khít dễ làm giập trứng, khoảng 200 tổ trứng/mẻ. Khi ấp cần che tối khay, chậu có xếp trứng bằng lưới che phong lan hay vải bạt đen.

Hàng ngày phun nước trực tiếp 2 – 3 lần vào khay trứng, tổ trứng để giữ đủ độ ẩm cho phôi phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển là 25 – 30°C. 

Thời gian ấp nở kéo dài khoảng 18 – 20 ngày. Nhiệt độ cao thì thời gian trứng nở nhanh, nhiệt độ thấp (20 – 24°C) thì thời gian nở kéo dài, có thể tới 24 ngày.

Sự thay đổi hình dạng và màu sắc của trứng theo thời gian như sau: 

Ngày thứ nhất Trứng màu trắng. 

Ngày thứ 7 – 8: Trứng có màu xám nhạt. 

Ngày 11 – 12: Trứng chuyển dần sang màu xám đen. 

Ngày 16 – 18: Trứng màu xám đen hoàn toàn.

Đã thây được ốc con vận động trong vỏ trứng. Lớp vỏ dần dần nứt vụn và ốc con chui ra ngoài. 

Khi ốc con thoát ra khỏi vỏ trứng, chúng đã có thể tự bò đi tìm nơi có nước hoặc giá thể để bám. Ốc con dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 1 – 2 ngày rồi tự tìm kiếm thức ăn xung quanh. 

III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT DƯỠNG ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN ) GIỐNG

Ương ốc giống trong bể xi măng, bể đất lót bạt, giai đặt trong ao hoặc trực tiếp ương trong ao đều được. Ao, giai và bể có diện tích như với ao, giai, bể dùng cho nuôi vỗ ốc bố mẹ.

Có thể sử dụng hệ thống ấy cho ương ốc giống. Trước khi thả ốc mới nở, ao phải được tát cạn, rải với 7 – 10 kg/100m2 để diệt mầm bệnh, phơi 1 – 2 nắng rồi mới cấp nước vào với mức nước sâu 0,4 – 0,6 m.

Sau đó, lắp đặt giai đê ương, đáy giai đặt cách đáy ao 0,2 – 0,3m, phần trên mặt nước 0,2m. Bể lót bạt hay bể xi măng cũng được khử trùng, phơi khô rồi cấp nước vào với mức nước 0,4 – 0,6m. Bên trên bể có lưới che nắng, mưa. 

Ốc giống con mới nở đã biết bám vào giá thể. Do đó trong ao, giai và bê ương nên có sẵn giá thể. Hiện tại loại giá thể phù hợp nhất là bèo tấm. Bèo tấm vừa là chỗ bám lại vừa là nguồn thức ăn tự nhiên khá phù hợp với ốc con. 

Mật độ thả ương giống: Cỡ ốc 50.000 -55.000 con/ kg thả 3000 -5000 con/m2. Cỡ ốc dưới 30.000 – 40.0000 con/ kg thả 300 – 500 con/m có thể nuôi thương phẩm. Ốc càng lớn thì quan sát đề chỉnh mật độ cho phù  hợp

Mua ốc con giảm 50% giá tại đây

CÁC LOẠI THỨC ĂN CHÍNH CHO ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN ) MỚI NỞ

Ốc con ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau như rau xanh, bèo tấm, bột cám gạo, bột đậu tương, bột ngô, bột cá lạt (nhạt), thức ăn chế biến, thức ăn viên.

Thực tế ở nhiều hộ ương nuôi ốc cho ăn thức ăn xanh (rau, bèo, đặc biệt là bèo tấm) hoàn toàn 100% vẫn có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phối hợp các loại thức ăn xanh và thức ăn chế biến hoặc với thức ăn viên công nghiệp thì mang lại hiệu quả cao hơn, ốc lớn nhanh, đều cỡ và tỷ lệ hao hụt thấp. 

Khẩu phần ăn tùy theo các loại thức ăn như sau: 

Thức ăn tinh bột: 2% trong tuần đầu; 1,5% cho đến khi thu giống. 

Thức ăn viên: Khẩu phần ăn 3% trong tháng đầu; 2% cho đến khi thu giống. 

Thức ăn chế biến: Khẩu phần ăn 7% trong tháng đầu; 5% cho đến khi thu giống. 

Thức ăn xanh: Khẩu phần ăn 10% trong 2 tuần đầu; 8% từ tuần thứ 3 – 5 và 6% cho đến khi thu giống. 

Cho ốc con ăn 2 lần/ngày, buổi sáng 6 – 7 giờ, chiều 17 – 18 giờ. Dành thức ăn cho buổi chiều 70-80% lượng thức ăn trong ngày vì ốc ăn nhiều vào ban đêm.

Thức ăn dạng bột rải xa khu có giá thể. Thức ăn viên (dạng nổi) thì rải xung quanh giá thể. Thức ăn chế biến đưa xuống sàng ăn (treo sàng ăn cách mặt nước 10 – 15cm). Thức ăn xanh rải ở vị trí không có giá thể để ốc tự tìm đến ăn. 

IV. QUY TRÌNH KỸ THUẬT THU HOẠCH ỐC GIỐNG

Thời gian ương giống dài ngắn tùy thuộc vào thức ăn. Nếu ăn thức ăn chế biến hoặc thức ăn viên thì 60 ngày ốc có thể đạt kích cỡ 500 – 1.000 con/ kg có thể cho trực tiếp ra ao lớn nuôi.

Nếu ăn thức ăn xanh đơn thuần, phải mất khoảng 80 ngày thì ốc mới đạt kích cỡ trên. 

Khi thu giống ốc, chú ý thao tác nhẹ nhàng, không xáo trộn nhiều dễ làm ốc bị vỡ vỏ, đỉnh chóp, mày miệng v.v… Thường phải dùng tay để chọn lựa phân loại cỡ ốc, sau đó đưa đến các nơi nuôi thịt. 

Lưu ý: Nếu mua ốc giống thì tốt nhất nên mua ốc con 1 -2 tuần tuổi nuôi. Ốc 1 -2 tuần tuổi tỉ lệ thích nghi với nguồn nước mới rất cao và tỉ lệ hao hụt rất thấp.

Phần III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN ) THƯƠNG PHẨM

I. CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐỂ NUÔI ỐC NHỒI 

Môi trường nước nuôi rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tăng trưởng của ốc nuôi.

Ốc hô hấp bằng phổi và sống được ở nhiều tầng nước, nhưng chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố chất lượng nước. Trong quá trình nuôi ốc cần phải đảm bảo các yếu tố chất lượng nước phù hợp.

Ngoài ra, ốc cũng có thể tồn tại thời gian khá lâu ở trên cạn, hoàn toàn tách khỏi mặt nước. Biến động lớn của nhiệt độ trong môi trường nuôi sẽ làm cho ốc bị sốc (stress), làm cho ốc dễ bị nhiễm bệnh.

Do đó, trong khi cấp nước cho các mô hình nuôi ốc cần hạn chế sử dụng các nguồn nước giếng khoan, nước máy (có xử lý hóa chất diệt trùng) hoặc nước mưa để nuôi ốc.

Các loại nước đó có những yếu tố không phù hợp với ốc, như pH hay độ kiềm quá cao hoặc quá thấp, dư lượng chất xử lý nước máy ảnh hưởng xấu đến khả năng sống sót và tăng trưởng của ốc, có thể làm ốc bị tuột nhớt, sưng chân bò (sưng vòi) hoặc không thể đóng nắp miệng (nắp mày). 

Một số yếu tố cơ bản phải tuân thủ để đảm bảo thích hợp cho đời sống của ốc trong quá trình nuôi như sau: 

Nhiệt độ trong nước thích hợp cho đời sống của ốc nhồi từ 22 – 32°C.

Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn đều ảnh hưởng đến hoạt động sống của chúng. Nếu nhiệt độ tăng lên đến 39°C, ốc bỏ ăn hoàn toàn, nổi lên mặt nước và có thể chết hàng loạt.

Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 22°C, ốc sẽ ít hoạt động hơn, ít kiếm ăn và tìm nơi trú ẩn. Nhiệt độ dưới 15°C ốc có thể ngưng ăn, nổi nhiều lên mặt nước. 

PH Thích hợp nhất cho nuôi ốc từ 7 – 8,5

Ốc có thể chịu được giới hạn pH từ 6 – 9; pH tốt nhất với ốc từ 7,5 – 8,5; còn ngưỡng chịu đựng pH của ốc là 5 và 11. Trên và dưới ngưỡng này thì

ốc sẽ nổi lên mặt nước, lật nghiêng, mất nhớt, chân bị cứng và thò ra ngoài rồi bị chết. 

Hàm lượng khí ôxy hòa tan trong nước tốt nhất cho ốc là 3 – 6 mg/lít. Tuy nhiên ốc vẫn sống được khi hàm lượng khí ôxy trong môi trường nước thấp hơn 1,5 mg/lít. Ốc dễ bị chết khi hàm lượng ôxy thấp hơn 0,5 mg/lít. 

Ốc sống được trong môi trường có độ kiềm lớn hơn 40, tính theo mg CaCOg/lít, thích hợp nhất là độ kiềm của môi trường từ 50 – 120 ( mg CaCO/lít). 

II. CÁC LOẠI MÔ HÌNH (KIỂU) NUÔI ỐC NHỒI 

Nhiều người đã nuôi ốc có chung nhận định: Ốc nhồi tương đối “dễ tính” và “dễ nuôi”.

Chúng có thể sống trong những điều kiện không gian sống nhỏ hẹp (như trong thùng nhỏ), nơi có mực nước rất thấp (0,2 mét) hoặc sâu tới 2 mét, nên người ta có thể áp dụng nhiều loại hình khác nhau để nuôi ốc. Hiện nay, có 4 loại hình nuôi chủ yếu và phổ biến là: 

Nuôi trong ao hoặc mương vườn. Nuôi trong bể lót bạt. 

Nuôi trong bể xi măng. 

Nuôi trong giai lưới đặt trong ao hoặc mương vườn. Mương vườn phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có chiều dài tương ứng với độ dài khu đất.

Ao có chiều dài thường gấp 2 – 3 lần chiều rộng, nhưng mương vườn thì chiều dài có thể gấp hàng chục lần chiều rộng Ngoài các loại hình nuôi phổ biến trên, từ đặc điểm dễ thích nghi với điều kiện sống khác nhau của ốc, người nuôi còn biết tận dụng những điều kiện tự nhiên thích hợp có sẵn ở địa phương để tìm ra những hình thức nuôi phù hợp khác cũng mang lại hiệu quả cao, như: 

Nuôi ốc trong giai đặt ven sông, nơi thủy triều lên xuống hàng ngày. 

Nuôi ốc trong giai đặt trong lồng bè ở ven sông. 

Nuôi ốc trong đăng quầng ven sông. 

Nuôi ốc trong giai đặt trong hồ chứa hay đầm nước ngọt. 

Nuôi ốc trong ruộng trũng. 

Nuôi ốc trong ruộng cấy lúa. 

Tùy theo điều kiện của từng vùng hoặc khả năng quản lý, người nuôi có thể áp dụng hình thức nuôi phù hợp. Các hình thức nuôi phải chuẩn bị và xây dựng đúng kỹ thuật, đáp ứng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của ốc, đồng thời giúp cho người nuôi quản lý chăm sóc thuận tiện cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. 

III. CÁCH THỨC XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO AO, BỂ, TRÁNG NUÔI ỐC 

Cách cải tại ao và mương vườn để nuôi ốc nhồi ( ốc bươu đen)

Ao nuôi ốc thông thường là có hình chữ nhật, diện tích 500 1.000m2, độ sâu ao 1 – 1,2m, mực nước để nuôi từ 0,3 – 0,8m. Mái bờ ao có độ nghiêng (hệ số mái) 25 – 30°.

Đặc tính của ốc là không phân bố đều, chúng thường tập trung ở một số khu vực nhất định trong ao. Vì vậy, khi xây dựng ao nuôi ốc nên tạo một số khu vực đáy ao có độ cao hơn xung quanh cho ốc di chuyển lên đó để dễ dàng theo dõi cũng như chăm sóc ốc hiệu quả. 

Đặt cống cấp nước nằm trên cao, khoảng giữa mái bờ còn cống thoát nước thì đặt sát đáy ao. Ông cấp và thoát nước nên là hình trụ tròn có đường kính 0,2 – 0,5m, tùy theo diện tích ao nuôi. Cống có nắp đậy và dễ dàng đóng mở khi cần cấp, thoát nước trong ao.

Đáy ao san phẳng, có độ dốc nghiêng về cống thoát 0,5%. Bờ ao được nén chắc, tránh bị nước rò rỉ thám qua. Bờ phải đắp cao hơn mực nước cao nhất trong năm.

Vào mùa nước lũ dâng cao, phải có lưới bao chắn quanh bờ đề phòng nước tràn qua bờ. Làm hàng rào lưới ngăn ốc trong khu vực nuôi, để ngăn ốc bò ra ngoài cũng như các sinh vật khác xâm nhập vào gây hại. Ngoài ra, cũng chú ý đến thời tiết nóng lạnh của từng vùng để có phương án che chắn chống nóng hoặc lạnh cho ốc. 

Để có nước sạch, ngăn ngừa được nguồn bệnh, trong khu ao nuôi nên xây dựng một ao chứa lắng để trữ nước sạch cấp cho ao nuôi.

Ao chứa có độ sâu lớn và đủ diện tích để giữ được một lượng nước cấp đủ cho nhu cầu trong mùa khô. Ngoài ra cũng cần có ao chứa nước thải ra từ ao nuôi trước khi đưa ra môi trường tự nhiên. Những vùng bị ảnh hưởng nước mặn vào mùa khô, việc xây dựng các ao chứa lắng là rất cần thiết để cung cấp nước sạch, không bị nhiễm mặn và kịp thời cho ao nuôi. 

Để nuôi ốc, cần phải tiến hành các bước sau

Đối với ao cũ (đào đã lâu hoặc đã nuôi các loài thủy sản trước đó): Tháo cạn hoặc bơm cạn nước, vét bỏ bùn đáy chỉ để lại lớp bùn mỏng khoảng 10cm.

Dọn sạch cỏ quanh bờ, lấp các hang hốc chuột, rắn, cua… Rải đều vôi bột đáy ao với liều lượng 10 kg cho 100m2 (vùng đất bị nhiễm phèn, nước có pH thấp nhỏ hơn 5 nên dùng lượng gấp đôi, 20 kg/100m). Sau đó phơi đáy ao 2 – 3 ngày, nếu đáy ao nhiễm phèn thì không nên phơi đáy vì phèn sẽ xì (thấm) lên mặt đáy ao. 

Đối với ao mới đào, cần được thay nước nhiều lần để rửa chua phèn. Dùng biện pháp “ém phèn” như sau: Dùng phân hữu cơ gia súc, gia cầm (phân trâu bò, phân heo, gà, chim cút…) đã được trộn với vôi bột ủ cho hoai mục (đã diệt trừ hết các loại trứng và ấu trùng ký sinh trùng), trộn rơm rạ mục cùng với vôi bột rồi rải đáy ao. Khối lượng các nguyên liệu trên như sau: 

Phân gia súc, gia cầm đã ủ hoai mục: 100 kg/100m đáy ao 

Rơm rạ mục: 50 kg/100m. Nếu không có phân gia súc gia cầm ủ mục thì tăng gấp 4 lần lượng rơm rạ mục để thay thế. 

Vôi bột (vôi nung đã hút ẩm sang dạng bột): 15 kg/100m. Sau đó tháo hay bơm nước vào ao với độ sâu 0,5m nước, ngập trong khoảng 3 tuần. Tháo hết nước cũ trong ao và cấp lại nước mới.

Theo dõi sau 3 – 4 ngày, nước trong ao bắt đầu chuyển màu xanh lá mạ, dùng dụng cụ đo pH nước trong ao, khi pH đo được từ 7 – 9 thì đạt yêu cầu cho thả nuôi ốc. 

Mương vườn dùng nuôi ốc cũng được tiến hành các bước chuẩn bị giống như đối với ao nuôi. Ao hoặc mương vườn có thể thả ốc giống để nuôi trực tiếp hoặc nuôi ốc trong giai lưới đặt trong đó (ao và mương vườn). 

Khâu cuối cùng là thả giá thể để tạo môi trường sống thích hợp cho ốc. Trước khi thả giống 1 – 2 tuần, chúng ta thả vào ao, mương những loại thực vật thủy sinh như bèo lục bình (bèo tây), bèo cái, bèo tấm, rau muống, cây bông súng, rau nhút (rút), rau tai tượng, kèo nèo (có ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giống như cây rau mác).

Các cây giá thể lớn như lục bình, tai tượng, kèo nèo có thể bám rễ vào đất và phát triển che mát ven bờ. Bèo cái, bèo tấm sẽ phát triển mạnh lan ra khắp ao vừa che mát và còn là thức ăn cho ốc. 

2. Cách cải tạo bể xi măng để nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen

Bể xi măng xây bằng gạch hoặc đổ bê tông, có thể sử dụng các bể nuôi thủy sản hoặc cải tạo lại các ngăn ô chuồng nuôi gia súc gia cầm cho phù hợp với thả nuôi ốc.

Có thể xây dựng bể riêng lẻ hoặc nhiều bể nối liền nhau tùy theo diện tích hay chiều dài khu đất. Kích thước thông thường mỗi bể dài 4 – 10m, rộng 2 – 4m (diện tích 8 – 40m2), chiều cao bể 0,6 – 0,8m.

Nói chung kích thước và diện tích bể nuôi không cố định, có thể tùy điều kiện mà xê dịch cho phù hợp. Phải đặt ống thoát nước ở đáy bê và có van đóng mở hoặc đặt ống co để nâng lên hay hạ xuống điều chỉnh mực nước trong bể. Ông cấp nước đặt cao trên thành bể.

Trên cao nên có giăng lưới che nắng, mưa (loại lưới che mát cho giàn cây phong lan). Có thể thiết kế hệ thống vòi phun nước cho bể nuôi để sử dụng những khi trời nóng, tầng nước mặt có nhiệt độ quá cao. Phun nước để làm giảm nhiệt độ trong bể, đồng thời còn cung cấp thêm ôxy cho ốc. 

3. Cách cải tạo bể bạt để nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi

Bể có khung bằng gỗ, cây tre, cây tràm hoặc khung kim loại. Dùng bạt nylon dày 2 lớp hoặc bạt nylon sọc để lót.

Diện tích bể bạt dài và rộng tương tự như bể xi măng (Hình 8), chiều cao từ 0,8 – 1,0m, mực nước nuôi từ 0,4 – 0,6m. Có thể xây dựng bể nuôi ốc đơn giản bằng cách dùng đất để đắp bể đất, 4 xung quanh thành bể có độ cao 0,6 – 0,8m, dùng bạt để trải lót đáy và xung quanh (Hình 9, 10). Đặt ống thoát nước ở đáy bể và chắn lưới để ốc không thất thoát ra ngoài. 

Giai làm bằng lưới cước mắt dày 2mm. Kích thước giai dài 4 – 8m, rộng 8 – 15m, cao 1 – 1,2m. Bốn góc đáy dưới và trên mặt của giai phải buộc (cột) chặt với các cây trụ.

Đáy giai phải được căng 4 góc cho phẳng đáy và đặt sát nền đáy ao, cách lớp bùn đáy 5 – 10cm. Không để đáy giai bị chùng tạo thành chỗ trũng làm ốc bị dồn vào đó đè lên nhau, không bò đi được mà chết. Trong ao rộng có thể đặt nhiều giai, giữa các giai để khoảng trống 0,5 – 1m. Giữa các dãy giai cần bắc cầu để ta dễ dàng đi lại thao tác cho ăn và kiểm tra. 

Nuôi ốc trong ao, có thể trồng các loại giá thể quanh bờ là những cây thủy sinh như khoai môn (khoai nước), cây tai tượng, kèo nèo, rau mác, bè rau muống; thả nổi bèo lục bình, bèo cái, rau nhút (rút), củ ấu, rong (Hình 12). Diện tích thả giá thể chiếm khoảng 1/3 – 1/4 diện tích ao nuôi.

Với giá thể bèo lục bình, bèo cái do phát triển mạnh nên cần làm khung ngăn bèo không để bèo lan ra quá diện tích cần thiết. Nuôi trong bể bạt, bể xi

măng, hoặc trong giai lưới, có thể thả bè rau muống hoặc giá thể lục bình hoặc bèo cái là tốt nhất, lượng thả chiếm khoảng 1/2 diện tích bể hoặc giai.

Giá thể ngoài tác dụng làm chỗ trú cho ốc, giảm bớt cường độ ánh sáng, ổn định nhiệt độ, bộ rễ bèo lục bình, bèo cái, rau muống còn hút lọc các chất dinh dưỡng dư thừa thải ra từ thức ăn và chất thải của ốc, làm cho nước trong và sạch hơn. 

IV. MÙA VỤ NUÔI ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN ) TỐT NHẤT

Ở miền Bắc có khí hậu mùa đông, thời tiết giá lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mặc dù ốc có thể chịu đựng được nhiệt độ thập của mùa đông, nhưng trong thời gian đó chúng hầu như chỉ trú ẩn tránh rét, ít hoạt động và tăng trưởng chậm, do đó vụ nuôi ốc cần tránh vào các tháng này.

Nên thả giống nuôi từ tháng 4 để có thể thu hoạch vào tháng 10, tháng 11, trước khi mùa lạnh đến. 

Ở các tỉnh phía Nam do có nền nhiệt cao, điều kiện thích hợp cho ốc sinh trưởng và phát triển, nên có thể thả nuôi quanh năm. Tuy nhiên, hiện tại cũng cần chú ý đến vấn đề thị trường tiêu thụ.

Ta cần bố trí vụ nuôi hợp lý để tránh khi thu hoạch đồng loạt sẽ bị “dội hàng” (do cung vượt quá cầu) hoặc tránh thời gian thu hoạch vào tháng 10 – 12 hàng năm do giá ốc thịt lúc này giảm thấp. 

Cần chú ý trong ao nuôi ốc không nên thả chung một số loài cá. Nguyên nhân do cá bơi lội nhiều làm xáo trộn không gian và môi trường sống của ốc.

Đa số cá nuôi trong ao đều tranh giành thức ăn của ốc hoặc ăn thịt cả ốc nuôi (như cá trắm đen là loài cá chuyên ăn ốc, cá tra cũng ăn ốc). Ngoài ra, do thời gian nuôi ốc từ 4 – 6 tháng thì thu hoạch trong khi cá nuôi thì hầu hết chưa đạt cỡ thương phẩm. 

LỰA CHỌN CON GIỐNG và THẢ GIỐNG ỐC NUÔI 

Cách lựa chọn ốc nhồi con giống chất lượng

Hiện nay, chúng ta đã chủ động sản xuất con giống ốc và cung cấp đáp ứng nhu cầu của người nuôi. Ốc bươu giống chủ động sản xuất từ các hộ gia đình hay cơ sở sản xuất tập trung đã đảm bảo hơn về số lượng, chất lượng và đều cỡ so với con giống thu từ tự nhiên trước đây. 

Khi chọn con giống nuôi, người nuôi cần chú ý lựa chọn nguồn gốc giống rõ ràng, nơi sản xuất giống uy tín. Về kích cỡ giống phải đồng đều, di chuyển tốt, phần đỉnh vỏ cần có màu sắc tươi sáng, không có rong rêu bám trên vỏ, vành miệng và nắp miệng không bị vỡ hoặc nứt bể. Cần loại bỏ những con ốc nhồi có vỏ nứt, dập. Nên chọn con giống nở cùng một lứa là tốt nhất. 

Mua và Tặng 10.0000 ốc nhồi con tại đây

Cách vận chuyển ốc đi xa (do nơi cung cấp giống ở cách xa khu vực nuôi): Vận chuyển bằng phương pháp khô, đóng trong bao hoặc thùng.

Để tránh cho ốc giống bị giập, vỡ vỏ, vỡ chóp hoặc vành miệng, tốt nhất là dùng thùng xốp có đục lỗ trên nắp thùng, rải một lớp ốc rồi xếp phủ lên một lớp bèo lục bình, bèo cái rồi đến một lớp ốc khác.

Khi vận chuyển phải đảm bảo thùng chở ốc thông thoáng để ốc lấy oxy trực tiếp từ bên ngoài vào. 

Cách thả ốc giống tốt nhất

Trước khi thả giống xuống ao, cần kiểm tra một số yếu tố môi trường nước, chú ý nhất là pH. Có thể dùng các loại dụng cụ đo pH như giấy quỳ, dụng cụ test nhanh, máy đo pH v.v… để kiểm tra pH. 

Nếu vận chuyển ốc từ xa về, cần kiểm tra loại bỏ những con ốc giống bị yếu, chết, không đạt tiêu chuẩn và không nên thả ngay ra ao hay bể nuôi, mà cần phải lưu giữ ốc giống trong giai chứa đặt trong ao để thuần hóa từ từ (ít nhất nửa ngày). Ta theo dõi đến khi ốc khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường thì mới thả ốc giống ra môi trường nuôi. 

Khi thả ốc giống, không được đổ dồn đống ốc xuống một vị trí trong ao hay bể nuôi vì sẽ làm cho nhiều con ốc bị lăn dồn vào một chỗ, nhiều con bị đè, không bò đi được mà chết.

Khi ốc đang ở trong giai, cũng không được nắm một chỗ kéo giai lên xem rồi thả xuống vì sẽ làm cho ốc dồn vào chỗ võng của đáy giai. Thả giống ra môi trường nuôi tốt nhất vào chiều tối, khi trời đã hết nắng, trời mát. Thả ốc trên bãi đất ẩm hoặc trên tấm gỗ, tấm xốp để ốc tự bò xuống ao hay bể và giai nuôi. Sau khi ốc đã bò xuống hết, loại bỏ những con yếu hoặc chết còn ở lại trên tấm gỗ hay tấm xốp. 

Mật độ thả nuôi ốc nhồi ( ốc bươu đen )

Mật độ thả nuôi tùy thuộc vào các hình thức nuôi và sự quản lý, chăm sóc. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy khi nuôi ốc ở các mật độ khác nhau trong cùng một điều kiện sống và chăm sóc thì nơi mật độ thấp ốc có thể đạt kích thước thương phẩm trong thời gian ngắn.

Nuôi ở mật độ quá cao thì ốc lớn chậm, dễ nhiễm bệnh nên hiệu quả nuôi sẽ kém, nuôi mật độ quá thấp không cho đủ thức ăn, ốc lớn không đều và thức ăn dư ta nhiều dễ nhiễm bệnh.

Trong thực tế do phải tận dụng hợp lý diện tích và nhằm tăng lượng ốc thu hoạch nên cần nuôi ở mật độ phù hợp. Hiện nay, đã xuất hiện xu hướng nuôi thâm canh, có nhiều hộ nuôi ốc thả giống với mật độ rất cao, tới trên 500 con/m. 

Việc thả mật độ cao cùng với cung cấp thức ăn quá nhiều, đã làm cho chất thải do thức ăn dư thừa, từ phân và chất thải trong quá trình sống của ốc bị tích tụ ở đáy ao hoặc bể nuôi đã phát sinh nhiều loại khí độc như NO, (Nitrit) hay H,S (khí Sulfur) gây độc cho ốc nuôi.. 

Tùy theo kích cỡ con giống lớn hay nhỏ và loại hình nuôi mà bố trí mật độ thả khác nhau.

Có thể thả nuôi ốc giống từ cỡ hơn 20.000 con/ kg, tuy nhiên hiện nay người nuôi thường chọn con giống có 1-2 tuần tuổi, kích cỡ 35.000 – 40.000 con để đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn.

Thả nuôi trong ao và mương vườn mật độ 200 – 250 con/m2. Trong bể bạt, giai lưới, bể xi măng thả nuôi mật độ 250 – 350 con/m2. 

VI. THỨC ĂN, CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ ỐC NHỒI

 1. Thức ăn cho ốc là những loại nào?

Trong tự nhiên, ốc nhồi là loài ăn tạp nghiêng về thực vật và rất đa dạng nên lựa chọn thức ăn cho ốc nuôi cũng dễ dàng.

Thức ăn cho ốc nuôi là các loại thức ăn xanh (bèo tấm, bèo cái, rau mồng tơi, rau cải, bắp cải, lá non như lá sắn (lá củ mì), lá đu đủ, lá bạc hà (lá mùng), lá cây củ ấu, cám gạo, trái mướp, bột đậu nành, bột bắp, (ngô), bột sắn (củ mì), bột cá, thức ăn chế biến và thức ăn viên.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay trồng rất nhiều cây ăn trái, trong đó có trái mít mà ốc cũng rất thích ăn, nông hộ nuôi ốc sử dụng trái mít phế phẩm cắt thành miếng nhỏ rồi thả xuống cho ốc ăn. 

Các loại thức ăn xanh

Có thể để nguyên cả cây và lá, không cần tách ra hoặc băm nhỏ vì ốc thường bám dưới mặt lá để ăn. Trái cây như bầu, mướp thì thái mỏng thả xuống ao, bể.

Trái mít phải cắt thành miếng nhỏ. Thức ăn nên thả xuống nơi không có giá thể để ốc dễ đến ăn và nên rải đều ra, không nên dồn cục hay bó lớn. 

Các loại bột

Bột mì, củ mì, bột gạo, cám gạo, bột bắp… có 2 cách cho ăn:  Cho ăn bột khô, cần tính toán kỹ cho ăn đủ khẩu phần quy định và phải rải nhẹ ở vị trí không có ốc nổi tập trung: (2) Nên quấy (quậy) nước sôi để tạo kết dính, để nguội rồi nắm (vắt) thành cục và thả xuống sàn ăn đặt trong ao hoặc giai, bể.

Trong ao, bể nuôi nên đặt hoặc treo một số sàng hay rổ để đưa thức ăn xuống đó. Sàng ăn đặt ở một số vị trí cố định để ốc dễ dàng tìm thấy thức ăn. 

Thức ăn chế biến

Sử dụng một số loại phụ phẩm nông nghiệp (cám gạo, tấm, bã đậu nành, khoai, củ mì, bắp…) trộn với bột cá, nấu chín, để nguội và nắm thành nắm nhỏ rồi đưa xuống sàng hoặc rổ. 

Thức ăn viên công nghiệp thì cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm 26% (giai đoạn mới thả) và 22% (từ tháng thứ 4 trở đi đến thu hoạch). Thức ăn được rải xung quanh giá thể. 

Lượng thức ăn cho ốc nhồi

Cần được điều chỉnh theo khả năng ăn hàng ngày của ốc đồng thời cũng có thể điều chỉnh theo khối lượng của ốc (ước tính) cứ mỗi 15 ngày. Cho ăn với lượng thức ăn vừa đủ để tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nước. 

Khẩu phần ăn hàng ngày (% khối lượng thức ăn trên khối lượng thân của ốc trong ao) được tính theo bảng sau: 

Trước khi cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn chế biến, phải kiểm tra sàng và rửa sạch. Sau khi cho ăn khoảng 1 giờ, cần kiểm tra sàng ăn, nếu thấy còn thức ăn thì cần điều chỉnh cho lần sau.

Cũng phải dọn sạch những phần dư thừa thức ăn xanh của lần cho ăn trước đó. 

Ốc nhồi có tập tính vừa sống nổi vừa sống đáy, di chuyển chậm và thường phân bố không đều trong ao nuôi, thích sống dựa vào giá thể.

Do đó, chú ý cho ăn ở nhiều vị trí để chúng có thể bắt mồi tốt nhất, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thức ăn một cách cục bộ. Ốc lớn sống và kiếm ăn ở nhiều tầng nước, nhưng ốc còn nhỏ ưa thích ăn thức ăn nổi trên mặt nước. 

Có thể phối hợp các loại thức ăn phù hợp với đặc tính của ốc là ăn được rất nhiều loại thức ăn khác nhau để giúp cho ốc tiêu hóa tốt nhất, giảm hệ số thức ăn, lớn nhanh giảm được giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chẳng hạn, khi ốc ở giai đoạn mới thả thì cho ăn thức ăn dạng bột kèm thêm các loại rau xanh; các giai đoạn tiếp theo phối hợp giữa thức ăn chế biến với rau, củ, quả hoặc thức ăn viên với rau, củ, quả. 

Thời gian cho ốc ăn tốt nhất

Ốc còn nhỏ thì cho ăn 3 lần/ngày, buổi sáng từ 6 – 7 giờ; buổi chiều từ 17 – 18 giờ, buổi tối 22 – 23 giờ. Cho ăn buổi sáng 30% lượng thức ăn trong ngày, buổi chiều cho ăn 40%, buổi tối cho ăn phần thức ăn còn lại (30%).

Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 cho ăn 2 lần/ngày. Cho ăn buổi sáng 30 – 40% lượng thức ăn trong ngày, buổi chiều cho ăn phần thức ăn còn lại (60 – 70%). Các tháng về sau cho đến khi thu hoạch chỉ cần cho ăn ngày một lần vào buổi chiều. 

Các nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu cho thấy, nuôi ốc nhồi thương phẩm với 100% là thức ăn viên công nghiệp (TACN) sau 4 tháng nuôi thì tăng trọng nhanh nhất và đạt năng suất cao nhất, kế đến lần lượt là 75% TACN + 25% rau xanh; 50%TACN + 50% rau xanh; 25% TACN+75% rau xanh; và thấp nhất là cho ăn 100% rau xanh.

Bởi vì thức ăn công nghiệp có phối trộn đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho phát triển của ốc, nên ốc lớn nhanh, thời gian nuôi ngắn nhất.

Tuy nhiên, lợi nhuận cao nhất lại thuộc nhóm cho ăn 50%TACN + 50% rau xanh. Các công thức phối hợp khác cũng đều mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng thời gian nuôi để đạt cỡ thương phẩm cũng kéo dài hơn.

Do đó, người nuôi có thể cân nhắc tính toán trong quá trình nuôi ốc, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, có thể áp dụng linh hoạt việc cho ăn phối hợp giữa TACN, thức ăn tinh với rau, củ, quả các loại để cân đối hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cho ốc, đồng thời cũng phù hợp với điều kiện hiện có của các hộ và cơ sở nuôi. 

1. Lá chuối; 2. Lá đu đủ; 3. Lá mì (sắn); 4. Khoai lang; 5. Rong đuôi chồn; 6. Bèo tấm; 7. Cải bắp; 8. Xà lách; 9. Cải bẹ; 10. Rau chai; 11. Rau muống; 12. Dọc và lá mùng (bạc hà); 13. Rau mác; 14. Rau mồng tơi; 15. Quả ổi; 16. Quả mận (doi); 17. Quả mít; 18. Quả mướp; 19. Quả bầu là những thức ăn ốc hay ăn.

2. Biện pháp giải quyết thức ăn xanh để nuôi ốc 

Tận dụng đất trống để canh tác trồng các loại rau, củ, quả, tùy điều kiện từng địa phương, tùy theo từng mùa (mùa nào thức nấy) để có được loại thực phẩm rau củ quả phù hợp làm thức ăn cho ốc.

Có thể luân phiên trồng các loại rau xanh trên cạn theo mùa như rau cải, cải bắp, bầu, mướp, rau muống, hoặc cây củ mì (sắn), khoai lang, đu đủ… 

Tận dụng các loại mặt nước nhàn rỗi (ao, ruộng trũng, mặt nước bỏ hoang…) để thả nuôi rong (rong tóc tiên, rong đuôi chồn), bèo (bèo cái, bèo tấm), rau muống…

Nước thải từ khu nuôi ốc nên được đưa xuống ao cung cấp dinh dưỡng cho bèo phát triển. Đặc biệt bèo tấm tăng sinh rất nhanh và cũng là loại thức ăn xanh ưa thích nhất của ốc ở tất cả các giai đoạn phát triển. Một hecta ao, ruộng trũng thả bèo tấm, thu kịp thời trong một năm có thể đạt sản lượng 200 tấn. 

Thu gom các loại rau xanh thực phẩm ở các chợ. Tuy nhiên, các loại rau này cần được lọc bỏ những phần bị hư hỏng, nên ngâm nước muối và rửa sạch trước khi cho ốc ăn. 

Thu gom một số loại quả (trái cây) như mít, mận (doi), ổi bị loại bỏ do không đạt tiêu chuẩn. Ở các tỉnh Nam Bộ rất phong phú những loại này.

Mận và ổi chín thì thả xuống ao (thường là nổi), ốc sẽ bám vào hút ăn. Quả mít nên bổ nhỏ rồi thả xuống ao để ốc bám vào ăn. 

3. Quản lý chất lượng nước nuôi ốc nhồi ( ốc bươu đen )

Nuôi trong ao và giai đặt trong ao 

Cần giữ cho chất lượng nước trong ao ổn định, không bị biến động đột ngột. Các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn thích hợp sẽ giúp cho ốc ít bệnh tật và tăng trưởng nhanh. 

Thay nước trong ao thường xuyên là biện pháp tốt nhất.

Những nơi có thể lấy nước thủy triều thì tận dụng khả năng thay nước theo thủy triều, tuy nhiên cần chú ý theo dõi nguồn nước cấp vào ao nuôi thời điểm đó phải sạch, không bị ô nhiễm nước thai chứa chất độc hại từ các khu công nghiệp, các khu trồng trọt vừa mới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, khu chăn nuôi gia súc thải ra.

Vào mùa khô ở Nam Bộ, chú ý xâm nhập mặn của nước biển vào sông làm độ mặn tăng cao, tuyệt đối không lấy nước nhiễm mặn vào ao chứa hoặc ao nuôi. 

Những vùng không có thủy triều thì phải bơm cấp và thay nước.

Hàng ngày thay từ 10 – 30% lượng nước trong ao. Khi thay nước thì thải bỏ phần nước ở đáy ao có chứa nhiều chất thải từ thức ăn dư thừa và phân của ốc, cấp nước mới lấy từ tầng mặt của nguồn nước cấp. 

Khi thời tiết thay đổi, nhất là giai đoạn chuyển mùa, dễ làm cho ốc bị sốc.

Vì vậy, trong ao hay mương vườn nuôi ốc cần có nhiều loại cây thủy sinh làm giá thể hoặc tán cây lớn có thể hạn chế đến biến động bất lợi của các yếu tố môi trường trong ao, mương. 

Nuôi trong bể bạt bể xi măng

Do thể tích bể nuôi không lớn và bể nuôi nằm trên mặt đất nên việc thay và cấp nước tương đối thuận tiện hơn trong ao. Bể nuôi thiết kế ống thoát

đặt dưới đáy nên tháo nước thoát ra dễ dàng.

Hàng ngày khi thay nước kết hợp xi – phông đáy bể để loại bỏ hết cặn bã và chất thải dưới đáy. Không thay lượng nước quá nhiều, chỉ thay từ 20 – 30% thể tích nước trong bể để tránh cho ốc bị sốc nước.

Khi cấp nước mới, kết hợp dùng vòi phun nước để tăng cường thêm ôxy cho bể. 

4. Phòng chống rét cho ốc nuôi 

Các địa phương khu vực Trung và Nam Bộ có khí hậu nóng, không bị ảnh hưởng thời tiết giá lạnh vào mùa đông như ở các địa phương khu vực miền Bắc.

Việc phòng và chống rét, lạnh cho ốc nuôi ở miền Bắc là cần thiết. Ốc bươu chịu rét tương đối kém, khi nhiệt độ xuống dưới 10°C, ốc sẽ ít vận động kiếm ăn và tìm nơi trú ẩn tránh giá rét. 

Để ốc nhồi sống qua mùa đông, đặc biệt là ốc để làm bố mẹ sinh sản, tùy theo các hình thức nuôi, có thể lựa chọn trong các phương án tránh rét như sau: 

Nếu nuôi ốc trong bể xi măng hoặc bể bạt: Dùng bèo tây sạch che phủ mặt bể để giữ ấm cho ốc nuôi, đồng thời dùng bạt để che xung quanh bể và trên mặt bể để che mưa và tránh bớt gió lạnh lùa vào trong bể. 

Trú trong hầm đất: Chọn vị trí khu đất cao (không bị ngập nước), đào và đắp để tạo hầm đất có thể tích khoảng 2 – 3m. Hầm đất dạng kèo chữ A, mái phủ đất dày. Cho ốc vào trong hầm, sau đó phủ bèo tây lên mặt lớp ốc.

Trên nóc hầm và cửa hầm có che bạt tránh mưa và gió lùa. Nếu nuôi ốc trong ao đất thì có thể áp dụng các cách sau: + Phủ bèo lục bình (bèo tây) khoảng diện tích 1/3 ao để ốc trú ẩn dưới lớp bèo. 

 Tháo cạn ao cho ốc nằm trên lớp bùn đáy ao, phủ bèo tây dày lên mặt. Ốc sẽ chui hết vào trong lớp rễ bèo để tránh rét. 

Xây dựng nhà kính kiểu 2 mái, xây tường chắn xung quanh bờ ao bằng gạch cao 0,3m, khung nhà bằng cây tre, gỗ ao 

thanh hoặc ông kim loại sắt, nhôm. Che phủ mái và xung quanh , bằng vật liệu PE trong.

Trên mặt ao phủ bèo tây. Nhiệt độ bên trong nhà kính thường cao hơn bên ngoài từ 4 – 10°C, đảm bảo cho ốc sống qua được mùa đông. Với ốc bố mẹ có số lượng không nhiều, có thể cho ốc vào trong thùng xốp và lưu giữ trong nhà, trong kho hoặc trong nhà bếp.

Tuy nhiên, cần đục lỗ trên nắp thùng để có đủ khí ôxy cho ốc hô hấp, trên mặt lớp ốc cũng phủ

một lớp bèo mỏng. Kiểm tra thường xuyên nếu thấy ốc khô, có thể phun nước có nhiệt độ từ 22 – 25°C vào trong thùng xốp bằng bình xịt. Khi thời tiết ấm trở lại thì đưa ốc ra ngoài bể hoặc ao nuôi. 

5. Phòng chống nắng, nóng cho ốc 

Vào mùa nắng, nhiệt độ tăng cao, hệ thống nuôi ốc hấp thu nhiệt nên tầng nước mặt rất nóng. Ốc có tập tính phải nổi lên mặt để hô hấp khí trời, nếu gặp khi nước nóng quá sẽ làm cho ốc hộ hấp khó khăn hoặc có thể chết.

Do đó, các hệ thống nuôi (ao, bể, giai…) phải tạo được môi trường giá thể xanh tốt quanh bờ ao cũng như thả bèo trên mặt ao, bể.

Ngoài ra chú ý căng lưới che nắng, che nóng cho bể nuôi. Vào những thời điểm quá nóng, cần thiết phải phun nước để làm giảm nhiệt trong hệ thống nuôi (như phần trên đã trình bày) để ốc không bị ảnh hưởng xấu. Ta có thể làm dàn trên chỗ nuôi ốc và cho mướp, bầu bí leo lên. Dàn cần cao hơn mặt bể từ 1,5 – 2 m. 

Vào những ngày mưa rào, nước mưa vào trong bể nhiều làm cho pH giảm xuống dễ làm cho ốc bị sốc. Nên nhanh chóng tháo bớt nước tầng mặt và cấp thêm nước mới.

Có thể  dùng nước vôi trong hòa nhẹ từ từ vào bể để đưa pH trở lại bình thường. 

6. Những hiện tượng chết bất thường của ốc cần được chú ý – Ốc chết do đói ăn 

Khi nuôi trong bể, trong giai, do người nuôi không cung cấp đủ thức ăn, hoặc quên không cho ăn nhiều ngày, ốc sẽ gầy yếu và một số dần dần sẽ chết. 

Ốc chết do ăn quá nhiều 

Ốc có thể chết rất nhiều khi cho ăn quá nhiều (quá no) thức ăn dạng bột (cám gạo, bột gạo, bột mì, bột bắp…). Ốc rất thích ăn các loại bột trên, có thể ăn rất lâu, cho đến khi hết thức ăn mới ngưng, do ăn quá nhiều thức ăn tinh bột không tiêu hóa kịp nên bội thực mà chết.

Vì vậy khi cho ăn thức ăn dạng bột mịn, cần tung rộng ra, không để dồn một chỗ. Cũng liên quan đến khẩu phần ăn của ốc, thức ăn tinh bột là 0,5 – 1%, không nên cho ăn nhiều hơn.

Ngoài ra, cũng cần chú ý trong cám gạo có lẫn nhiều vỏ mày trấu, Nếu ốc ăn phải nhiều loại này thì cũng bị tích lại không tiêu hóa được rồi chết. Do đó phải tìm cách loại bỏ mày trấu hoặc nghiền lại cho nhuyễn hơn rồi mới cho ốc ăn. – Ốc bị “chết đuối” 

Hiện tượng này dễ xảy ra khi nuôi ốc trong giai. Do giai bị chùng một chỗ tạo thành chỗ trũng, khi ốc bò đi thì bị lăn vào hố trũng đó, chúng đè lên nhau, nhiều con bị đè không thoát ra được và bị chết. Ốc bị chết do đuối nước, khi nổi lên thì phần đít nhọn chổng ngược lên. 

Để tránh ốc chết do đuối, cần căng đáy giai thật phẳng, không có chỗ chùng. Khi muốn kiểm tra ốc, nên dùng vợt có cán dài kéo trên mặt đáy giai thu ốc nhẹ nhàng, không nên nắm một góc giai kéo lên, vì ốc sẽ bị dồn cục vào nhau, nhiều con sẽ bị đè lên. 

Khi cho ốc ăn cũng nên đi lại nhẹ nhàng, tránh động mạnh, khua khoắng dễ làm cho ốc bị chìm ngay chồng lên nhau. Khi rải thức ăn cũng nên rải vào chỗ không có ốc nổi, ốc sẽ tự tìm đến nơi có thức ăn, tránh rải nơi ốc đang nổi tập trung. 

Ốc chết do “nhiễm độc” 

Ốc rất nhạy cảm với các loại hóa chất, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ diệt hết ốc trong ao. Ao nuôi ốc cần tránh xa nguồn nước có liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hoặc nước chảy ra từ các khu ruộng sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ…

Người vừa mới phun thuốc, tuyệt đối không rửa chân tay, rửa dụng cụ phun thuốc trong ao nuôi ốc. Trên bờ ao có trồng rau, cây ăn quả, cũng tuyệt đối không được phun thuốc sâu, kể cả các loại thuốc kích thích tăng trưởng khác. 

Không làm chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan… trên bờ ao khu vực nuôi ốc.

Vì nước thải và chất thải chăn nuôi chưa được xử lý nếu do mưa lớn hoặc dọn rửa chuồng chảy xuống ao thì cũng làm ô nhiễm nước ao nuôi, gây độc cho ốc, có thể làm ốc chết hàng loạt. 

Khi cho ốc ăn các loại thức ăn rau, củ, quả mua ở ngoài chợ, cần phải thận trọng vì các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, có khi bị nhiễm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng… sẽ làm cho ốc bị ngộ độc mà chết. 

VII. MỘT SỐ LOẠI BỆNH CỦA ỐC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ 

1. Bệnh do ký sinh trùng giun tròn 

Tác nhân gây bệnh

Là do giun tròn ký sinh ở bên trong và ngoài cơ thể của ốc, gồm cả 3 giai đoạn trong chu kỳ sinh trưởng là:

(1) Trứng giun tròn nở thành ấu trùng, có kích thước 23 – 40mm, chiều 0,5 – 0,95mm; (2) Giai đoạn ấu trùng kết bào nang, kích thước dài 0,95mm, chiều ngang 0,61mm; (3) Khi bào nang bị phá vỡ thì ấu trùng chui ra ngoài, lớn dần đến kích thước trưởng thành chiều dài thân 7,5mm, chiều ngang thân 0,15mm.

Chu trình phát triển của 3 giai đoạn kéo dài khoảng 6 – 7 ngày và cả 3 giai đoạn chúng đều ký sinh và gây hại cho ốc. Giun tròn ký sinh thích hợp ở nhiệt độ 25 – 32°C. Chúng vừa là ngoại ký sinh (ngoài vỏ) vừa là nội ký sinh (trong ruột ốc). 

Phương thức nhiễm và gây bệnh 

Trứng, ấu trùng và bào nang của ốc theo thức ăn hoặc theo dòng nước vào ruột hoặc bám vào bên ngoài vỏ ốc và gây bệnh.

 Giun tròn ký sinh cả bên ngoài vỏ ốc như vòng xoắn, đỉnh ốc, trên nắp miệng, lỗ rốn làm cho vỏ bị mòn, mỏng và bên trong nội tạng hay cơ thịt của ốc, hút chất dinh dưỡng, làm ốc chậm lớn, nội tạng bị hư hại và gây chết rải rác hoặc chết hàng loạt. 

Cách phòng và trị bệnh cho ốc

Hiện nay, chưa có phương pháp trị bệnh này, do đó cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp là chính.

Trước khi thả ốc giống vào nuôi, ao nuôi phải được tẩy dọn sạch, rải vôi bột 10 kg/100m2 đáy và mái bờ ao. Trong quá trình nuôi, lấy nước cấp vào ao phải sạch, không bị nhiễm từ các nguồn bệnh.

Định kỳ khử trùng nước ao nuôi 2 kg vôi bột/100m3 nước ao. Nước thải ra từ ao nuôi cũng phải được tập trung ở ao chứa để xử lý khử trùng trước khi đưa ra ngoài tự nhiên. 

2. Bệnh do ấu trùng sán lá ký sinh 

Sán lá trưởng thành ký sinh ở động vật trên cạn, chúng đẻ trứng trong cơ thể động vật, trứng theo đường mật xuống ruột rồi được thải ra ngoài.

Trứng sán khi xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, sống chủ yếu ở trong gan ốc. Giai đoạn ký sinh trong ốc sẽ làm cho gan ốc chuyển màu tối, thịt ốc bị mềm, ốc chậm lớn, hoạt động yếu, có thể làm ốc chết rải rác. 

Cách phòng và trị bệnh: Hiện tại cũng chưa có phương pháp trị bệnh này. Cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp giống như đối với bệnh ký sinh do giun tròn. 

3. Bệnh đỉa bám trên ốc

Địa ốc có cơ thể hình trụ, chiều dài thân 7 – 12mm, chiều ngang thân (đường kính) 1 – 2mm.

Đỉa bám bên ngoài vỏ ốc, tập trung ở xung quanh nắp miệng, quanh các vòng xoắn và chân của ốc. Bên trong thân thì đỉa ký sinh trong mang, gan và máu của ốc. Ốc bị đỉa bám thì hoạt động yếu, chậm lớn và có thể bị chết rải rác. 

Cách phòng bệnh

Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp giống như đối với bệnh ký sinh do giun tròn. 

Cách trị bệnh

Dùng vôi bột rải xuống ao, liều lượng 3 kg/100m nước, định kỳ mỗi tuần một lần, sau khi kiểm tra pH của ao và tính toán đúng liều lượng để pH trong ao không vượt quá ngưỡng trên 9.

Đối với nuôi ốc trong bể, trong bạt thì tháo cạn nước trong bể và xử lý bằng nước vôi trong (hòa vôi bột 0,3 kg với bột/10m nước và lắng lấy nước trong). Dùng thuốc tím (KMnO4) phun xuống ao để khử trùng, 1,5 – 2 gam/m3 nước. 

Ốc nuôi trong bể thì dùng nước muối (NaCl) 1 kg/50 lít nước và tắm cho ốc thời gian 5 – 10 phút (ốc lớn thì thời gian tắm lâu hơn ốc nhỏ). Hoặc dùng formol 200 – 250 ml/m nước, tắm thời gian 30 phút, trong khi tắm thì có sục khí.


4. Bệnh do môi trường khác

Những yếu tố môi trường biến động nếu vượt quá giới hạn chịu đựng trong thời gian kéo dài, như nhiệt độ nước quá cao (trên 39°C), pH quá thấp (nước phèn), quá cao (>9), hàm lượng khí độc H,S tăng cao do đáy ao tích tụ nhiều hữu cơ nhưng tù đọng… thì ốc sẽ dễ bị bệnh và chết hàng loạt. 

Khi thả nuôi mật độ quá dày, môi trường bị ô nhiễm, khi ốc ở một chỗ khá lâu thì dễ bị các sinh vật bám, thường là nhóm rong rêu, giun tròn hoặc giun nhiều tơ bám và gây hại cho vỏ ngoài của ốc.

Khi có biểu hiện bệnh thì ốc trở nên chậm chạp, bò vào ven bờ hoặc lên bờ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sau đó bắt đầu chết rải rác. Khi môi trường bị ô nhiễm với phạm vi rộng thì ốc cũng không thể di chuyển tìm nơi thích hợp để sống, nên ốc dễ bị bệnh, bỏ

ăn, nổi lên mặt nước, vòi bị thâm và sưng lên, cơ thể mất thăng bằng làm ốc bị lật ngửa trong nước. 

Cách phòng bệnh

Cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Phải tẩy dọn ao kỹ, bón vôi để ổn định pH đạt 7 – 8. Mật độ thả nuôi hợp lý, không thả mật độ quá cao. 

Giữ mức nước không sâu quá 1,5m. Nguồn nước cấp phải sạch và thay nước thường xuyên. Có thể sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để vừa xử lý nền đáy, vừa xử lý nước nuôi trong ao không bị ô nhiễm.

Khi sử dụng chế phẩm vi sinh thì hạn chế được thay nước ao, chất hữu cơ dư thừa được vi sinh xử lý tốt sẽ làm chất lượng nước tốt hơn. 

Định kỳ diệt khuẩn trong ao, bể nuôi (dùng vôi, thuốc tím…)

VIII. THU HOẠCH VÀ VẬN CHUYỂN ỐC THƯƠNG PHẨM

Ốc nhồi sau khi nuôi với thức ăn đầy đủ và hàm lượng dinh dưỡng ổn định (như thức ăn công nghiệp là chủ yếu) từ 3 – 4 tháng sẽ đạt được kích cỡ trung bình 30 con/ kg trở lên.

Với thức ăn xanh là chủ yếu thì phải sau 5 – 6 tháng mới đạt cỡ thu hoạch trên. Có nhiều cá thể ốc nuôi lưu 1 – 2 năm trong ao và khối lượng thân có thể đạt khá lớn 

Trong quá trình nuôi, có thể thu tỉa sớm những cá thể ốc đạt yêu cầu thương phẩm. Nếu vụ nuôi có thể kéo dài do thời tiết cho phép (như ở Nam Bộ) thì có thể thu tỉa và thả bù thêm. Ở miền Bắc thì bố trí mùa vụ nuôi để kịp thu hoạch trước khi mùa đông đến. 

Khi thu hoạch phải tháo hoặc bơm cạn ao, thu ốc bằng tay hoặc dùng cào sắt để gom dồn ốc. Thu hoạch xong tiến hành phân cỡ lớn nhỏ theo nhóm để đưa ra thị trường tiêu thụ. 

Khi vận chuyển đi xa, ốc được đóng trong bao, buộc chặt, chỉ cần giữ ẩm, không cần bơm ôxy, chủ yếu là bao có thông khí với bên ngoài.

Hoặc đóng trong thùng xốp, trên nắp thùng đục lỗ thủng để có không khí lưu thông với bên trong thùng. Vận chuyển đi bằng các phương tiện giao thông thông dụng. 

KẾT LUẬN 

Nghề nuôi ốc nhồi đang bắt đầu phát triển ở nhiều địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ nét.

Hiện nay, công nghệ sản xuất con giống ốc nhồi để chủ động cung cấp giống cho nghề nuôi cũng đã ngày càng hoàn thiện, người nuôi không còn phụ thuộc nhiều vào con giống tự nhiên như trước đây. 

Nuôi ốc nhồi không khó, các khâu kỹ thuật cũng đơn giản và dễ phổ cập.

Người nuôi cần nắm vững các bước cơ bản từ việc chuẩn bị địa điểm, xây dựng hình thức nuôi phù hợp, cải tạo và tẩy dọn ao kỹ, chọn giống tốt, cho ăn thức ăn đầy đủ, hợp lý, giữ cho môi trường nước ao nuôi sạch thì ốc nhất định sẽ ít bệnh tật, lớn nhanh, hiệu quả nuôi cũng sẽ mang lại một cách chắc chắn. 

Trại ốc bươu đen giống ở Miền Trung Việt Nam

Trại ốc nhồi, bươu đen giống Miền Trung Việt Nam

SĐT hoặc Zalo: 0827 042 6666

1. Chuyển giao quy trình nuôi ốc từ A đến Z

2. Tư vấn kỹ thuật nuôi và thiết kế ao nuôi.

3. Tư vấn thức ăn và thuốc phòng trị bệnh.

4. Giao hàng và hướng dẫn thả ốc bươu giống tại nhà.

5. Tặng hao hụt 10-20%mỗi đơn hàng.

6. Tặng tài liệu nuôi, cây thuỷ sinh.

7. Vận chuyển xe an toàn trong 24h – Đảm bảo sống 100%

8. Tham quan trang trại ốc bươu đen giống miễn phí

Anh chị quan tâm kỹ thuật nuôi, con giống anh chị gọi hoặc nhắn em SĐT or Zalo : 0827 042 666 ( nhiều lức em bận ko bắt máy được anh chị để lại em tin nhắn em làm xong việc em gọi lai ngay )

1. KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN CHO NGƯỜI MỚI

2. Giá giống ốc bươu đen, ốc nhồi năm 2024

3. Giá sản phẩm ốc bươu đen khác năm 2024

4. Chi phí và lợi nhuận nuôi ốc bươu trên ao bạt

5. Chi phí và lợi nhuận nuôi ốc trên ao đất tự nhiên

6. Cách nuôi bèo cám, bèo tấm làm thức ăn cho ốc

7.  Cách lựa chọn ốc giống cho người mới nuôi

8. Quy trình kỹ thuật nuôi ốc bươu đen trên bể bạt

9. Cách nuôi ốc trên ao đất hiệu quả

10. Đầu tư bao nhiêu để đạt được 300 triệu mỗi năm

11. Các loại thức ăn của ốc bươu đen, ốc nhồi

12. Các nguyên nhân làm ốc chậm lớn

13. Mật độ nuôi ốc bươu đen bao nhiêu?

14. Cập nhật giá ốc bươu hàng tháng

CÁCH LOẠI THUỐC CẦN THIẾT KHI NUÔI ỐC NHỒI

4. THỨC ĂN CHO ỐC NHỒI ( ỐC BỐ MẸ SINH SẢN )III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT DƯỠNG ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN ) GIỐNGKỸ THUẬT NUÔI ỐC NHỒIMỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐỜI SỐNG CỦA ỐC NHỒIMỘT SỐ LOẠI BỆNH CỦA ỐC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊNhiệt độ thích hợp cho ốc nhồi sinh trưởngỐC BƯƠU ĐEN ( ỐC NHỒI ) LÀ GÌ?ỐC BƯƠU ĐEN THƯƠNG PHẨMốc nhồi ( ốc bươu đen )QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN ) THƯƠNG PHẨMQuy trình kỹ thuật nuôi ốc nhồi ( ốc bươu đen)QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN ) GIỐNGTuổi thọ của ốc nhồiVề tập tính sống
Comments (0)
Add Comment