Cách Nuôi Ốc Nhồi, Nuôi Ốc Bươu Đen Trên Tráng Lưới

Cách Nuôi Ốc Nhồi, Nuôi Ốc Bươu Đen Trên Tráng Lưới hiệu quả nhất dành cho người mới bắt đầu nuôi ốc. Ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi hiện là sản phẩm rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Giá ốc thương phẩm khá cao trung bình từ 80 – 100 ngàn 1kg.

Tuy nhiên số lượng ốc tự nhiên ngày càng ít, thì việc phát triển nuôi ốc bươu đen tại Việt Nam là cơ hội để làm giàu cho bà con nông dân.

Hôm nay trai ốc bươu đen Miền Trung Việt Nam sẽ hướng dẫn bà con cách nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi trên tráng lưới 

Tập tính tự nhiên của ốc nhồi, ốc bươu đen

Ốc nhồi sống trong môi trường nước ngọt, phát triển tốt ở nhiệt độ môi trường từ 20 – 30°C. Ở nước ta, ốc phân bố nhiều ở trong nội đồng từ Bắc vào Nam.

Ốc nhồi thích sống ở nơi ẩm thấp như ao hồ, ruộng nước. Nó thích trú ẩn nơi có bóng tối, được che khuất. Ốc nhồi ăn lá non, quả non và mềm, các vi sinh vật trong bùn non, xác súc vật, mùn bã hữu cơ.

Vào mùa khô, ốc thường vùi sâu trong lớp đất ruộng nứt nẻ. Khi mưa xuống, ruộng có nước thì nó mới bò ra và sinh sôi, nảy nở.

Ốc bươu đen sinh sản gần như quanh năm nhưng nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 9. 

Cách nuôi ốc Nhồi, Cách ốc bươu đen trên Tráng Lưới đang là một hướng phát triển kinh tế mới ở rất nhiều địa phương trong cả nước, mô hình nuôi ốc nhồi trên tráng giúp nông dân có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi này.

Cách nuôi ốc nhồi trên tráng được cho là khá đơn giản, cách chăm sóc không quá phức tạp.

Có thể nói đây là loại thủy sản dễ nuôi, dễ quản lý và nuôi được ở nhiều loại hình như ao, mương vườn, bể bạt, giai lưới hoặc bể xi măng, trên tráng lưới… 

Cách chuẩn bị nuôi ốc nhồi trên tráng lưới là gì?

Về tập tính sống, ốc nhồi có đời sống lưỡng cư, vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn.

Ốc nhồi có thể sống ở mọi tầng nước, nhưng phân bố chủ yếu ở những khu vực có độ sâu từ 35cm – 60cm và thường sống tầng mặt để dễ dàng trao đổi khí cho hô hấp, nhất là vào sáng sớm, sau đó chuyển xuống tầng giữa và tầng đáy.

Nên cách nuôi ốc nhồi trên tráng hiệu quả nhất là cần làm tráng có mực nước trung bình từ 40 – 70 Cm, thì việc nuôi ốc bươu đen trên tráng lưới sẽ hiệu quả cao nhất

Cách cải tạo ao nuôi ốc nhồi, các nuôi ốc bươu đen trên tráng lưới

Đối với ao cũ (đào đã lâu hoặc đã nuôi các loài thủy sản trước đó): Tháo cạn hoặc bơm cạn nước, vét bỏ bùn đáy chỉ để lại lớp bùn mỏng khoảng 10cm.

Dọn sạch cỏ quanh bờ, lấp các hang hốc chuột, rắn, cua… Rải đều vôi bột đáy ao với liều lượng 10 kg cho 100m2 (vùng đất bị nhiễm phèn, nước có pH thấp nhỏ hơn 5 nên dùng lượng gấp đôi, 20 kg/100m).

Sau đó phơi đáy ao 2 – 3 ngày, nếu đáy ao nhiễm phèn thì không nên phơi đáy vì phèn sẽ xì (thấm) lên mặt đáy ao. Lúc đó có thể lấy trực tiếp nước vào

Lúc này có thể nuôi ốc nhồi trực tiếp xuống ao hoặc cho tráng lưới vào ao để nuôi mật độ cao hơn và kiểm soát tốt hơn

Cách thả giá thể vào tráng lưới nuôi ốc nhồi phù hợp

Khâu cuối cùng là thả giá thể để tạo môi trường sống thích hợp cho cách nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen trên tráng lưới đạt hiệu quả tối đa nhất

Trước khi thả giống 1 – 2 tuần, chúng ta thả vào ao, mương những loại thực vật thủy sinh như bèo lục bình (bèo tây), bèo cái, bèo tấm, rau muống, cây bông súng, rau nhút (rút), rau tai tượng, kèo nèo (có ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giống như cây rau mác)

Các cây giá thể lớn như lục bình, tai tượng, kèo nèo có thể bám rễ vào đất và phát triển che mát ven bờ. Bèo cái, bèo tấm sẽ phát triển mạnh lan ra khắp ao vừa che mát và còn là thức ăn cho ốc. 

Tối nhất thả 50-70% mặt nước cho ao ốc, để còn lại 30% ao trống để dễ cho ốc ăn và chăm sóc ốc.

Thức ăn cho ốc nhồi nuôi trên tráng là gì?

Cách cho ăn khi nuôi ốc nhồi ốc bươu đen trên tráng lưới.

Ốc ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau như rau xanh, bèo tấm, bột cám gạo, bột đậu tương, bột ngô, bột cá lạt (nhạt), thức ăn chế biến, thức ăn viên.

Thực tế ở nhiều hộ ương nuôi ốc cho ăn thức ăn xanh (rau, bèo, đặc biệt là bèo tấm) hoàn toàn 100% vẫn có hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu phối hợp các loại thức ăn xanh và thức ăn chế biến hoặc với thức ăn viên công nghiệp thì mang lại hiệu quả cao hơn khi nuôi ốc bươu đen ốc nhồi trên tráng lưới

Khẩu phần ăn cho ốc nhồi tùy theo các loại thức ăn như sau

Thức ăn tinh bột: 2% trong tháng đầu; 1,5% cho đến khi thu giống. 

Thức ăn viên: Khẩu phần ăn 3% trong tháng đầu; 2% cho đến khi thu giống. 

Thức ăn chế biến: Khẩu phần ăn 7% trong tháng đầu; 5% cho đến khi thu giống. 

Thức ăn xanh: Khẩu phần ăn 10% trong 2 tuần đầu; 8% từ tuần thứ 3 – 5 và 6% cho đến khi thu giống. 

Cho ốc ăn 2 lần/ngày, buổi sáng 6 – 7 giờ, chiều 17 – 18 giờ. Dành thức ăn cho buổi chiều 70-80% lượng thức ăn trong ngày vì ốc ăn nhiều vào ban đêm.

Thức ăn dạng bột rải xa khu có giá thể. Thức ăn viên (dạng nổi) thì rải xung quanh giá thể. Thức ăn chế biến đưa xuống sàng ăn (treo sàng ăn cách mặt nước 10 – 15cm).

Thức ăn xanh rải ở vị trí không có giá thể để ốc tự tìm đến ăn. Khi cho thức ăn tinh nên trộn thêm Men Tiêu Hoá vào thức ăn để ốc tiêu hoá mạnh, tránh trường hợp ốc ăn quá nhiều làm ốc chướng bụng, nếu nặng sẽ gây ra hiện tượng ốc chết

Lưu ý: Cách nuôi ốc nhồi trên tráng lưới khi cho thức ăn tinh, lượng thức ăn tỉnh đủ ăn trước 22h tối là phải hết sạch. Do thức ăn tinh ốc sẽ chậm tiêu hoá, nếu ăn nhiều ốc không tiêu hoá kịp sẽ dễ sinh bệnh và chết. Hoặc thức ăn tinh thừa nhiều sẽ dễ gây ô nhiễm nguồn nước.

Trộn khoáng Đa Vi Lượng vào cho ốc ăn giúp ốc nhanh lớn và phòng bệnh các loại cho ốc như Mòn Đít, mòn vỏ ốc.

MUA KHOÁNG ĐA VI LƯỢNG TẠI ĐÂY

MUA MEN TIÊU HOÁ TẠI ĐÂY

Mật độ nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen trên tráng lưới bao nhiêu

Mật độ thả nuôi tùy thuộc vào cách nuôi ốc nhồi, cách nuôi ốc bươu đen trên tráng lưới hay ao đất tự nhiên

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy khi nuôi ốc ở các mật độ khác nhau trong cùng một điều kiện sống và chăm sóc thì nơi mật độ phù hợp trên tráng lưới có thể đạt kích thước thương phẩm trong thời gian ngắn.

Nuôi ở mật độ quá cao thì ốc lớn chậm, dễ nhiễm bệnh nên hiệu quả nuôi sẽ kém.

Trong thực tế do phải tận dụng hợp lý diện tích và nhằm tăng lượng ốc thu hoạch nên cần nuôi ở mật độ phù hợp.

Hiện nay, đã xuất hiện xu hướng cách nuôi ốc nhồi trên tráng lưới thâm canh, có nhiều hộ nuôi ốc thả giống với mật độ rất cao trên tráng lưới, tới trên 500 con/m vẫn phát triển đạt hiện quả kinh tế cao

Tuy nhiên mới nuôi thì cần thả mật độ phù hợp. Việc thả mật độ cao cùng với cung cấp thức ăn quá nhiều, đã làm cho chất thải do thức ăn dư thừa, từ phân và chất thải trong quá trình sống của ốc bị tích tụ ở đáy ao hoặc bể nuôi đã phát sinh nhiều loại khí độc như NO, (Nitrit) hay H,S (khí Sulfur) gây độc cho ốc nuôi.. Nếu không năm vững cách nuôi ốc nhồi trên tráng thì sẽ để lại nhiều rủi ro

Tùy theo kích cỡ con giống lớn hay nhỏ và loại hình nuôi mà bố trí mật độ thả khác nhau. Có thể thả nuôi ốc giống từ cỡ hơn 20.000 con/ kg, tuy nhiên hiện nay người nuôi thường chọn con giống có 1-2 tuần tuổi, kích cỡ 30.000 – 35.000 con để đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn.

Thả nuôi ốc trên tráng lưới vườn mật độ trung bình từ 250 – 300 con 1 mét vuông.

Nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen trên tráng lưới bao lâu thu hoạch

Ốc nhồi sau khi nuôi với thức ăn đầy đủ và hàm lượng dinh dưỡng ổn định (như thức ăn công nghiệp là chủ yếu) từ 3 – 4 tháng sẽ đạt được kích cỡ trung bình 30 con/ kg trở lên.

Với thức ăn xanh là chủ yếu thì phải sau 5 – 6 tháng mới đạt cỡ thu hoạch trên. Có nhiều cá thể ốc nuôi lưu 1 – 2 năm trong ao và khối lượng thân có thể đạt khá lớn có thể lên đến 10-15 con 1kg

Trong quá trình nuôi, có thể thu tỉa sớm những cá thể ốc đạt yêu cầu thương phẩm.

Nếu vụ nuôi có thể kéo dài do thời tiết cho phép (như ở Nam Bộ) thì có thể thu tỉa và thả bù thêm. Ở miền Bắc thì bố trí mùa vụ nuôi để kịp thu hoạch trước khi mùa đông đến. 

Khi thu hoạch ốc nhồi ốc bươu đen trên tráng lưới có thể kéo nguyên tráng lưới lên thụ hoạch, hoặc cho ốc ăn rồi vớt tự nhiên

Thu hoạch xong tiến hành phân cỡ lớn nhỏ theo nhóm để đưa ra thị trường tiêu thụ. Khi vận chuyển đi xa, ốc được đóng trong bao, buộc chặt, chỉ cần giữ ẩm, không cần bơm ôxy, chủ yếu là bao có thông khí với bên ngoài.

Hoặc đóng trong thùng xốp, trên nắp thùng đục lỗ thủng để có không khí lưu thông với bên trong thùng. Vận chuyển đi bằng các phương tiện giao thông thông dụng. 

Nơi tư vấn cách nuôi ốc nhồi trên tráng lưới hiệu quả.

Anh chị có thể liên hệ bên trại ốc nhồi ốc bươu đen Miền Trung Việt Nam để được tư vấn cách nuôi ốc nhồi trên tráng hiệu quả nhất.

SĐT or Zalo liên hệ: 0827 042 666 ( Nhiều lúc bên em bận không bắt máy thì anh chị có thể để lại tin nhắn quan Zalo bên em sẽ gọi tư vấn kỹ thuật nuôi)

Ngoài ra bên em có cung cấp các sản phẩm chuyên về ốc nhồi ốc bươu đen như, ốc nhồi giống, ốc bươu giống, trứng ốc, thuốc trị bện cho ốc….Anh chị có gì liên hệ em để được tư vấn thêm

 1. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trên Bể BẠT, BỂ XI MĂNG

2. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trên AO ĐẤT 

3. Chi phí và lợi nhuận nuôi ốc nhồi trên Bể BẠT, BỂ XI MĂNG

4. Chi phí và lợi nhuận nuôi ốc bươu đen trên AO ĐẤT 

5. Thức ăn cho ốc bươu đen giống  nhanh lớn

6. Mật độ nuôi ốc bao nhiêu 1 mét vuông?

7. Nuôi ốc bao lâu thì thu hoạch

8. Giá ốc bươu thương phẩm năm 2023 bao nhiêu

Hình ảnh cách nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen trên tráng lưới

Dưới đây là một số hình ảnh các trại nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen trên tráng lưới. 

Anh chị tham khảo để thiết kế tráng lưới nuôi ốc phù hợp với điều kiện ao của các anh chị

Nuôi ốc nhồi khá là hiệu quả trên tráng lưới với chi phí đầu tư khá thấp

Những loại thức ăn ốc bươu đen rất thích ăn, nhanh lớn và ít bệnh tật
Ốc bươu đen, ốc nhồi sau 4 tháng nuôi

5. Cách nuôi ốc bươu đen trên bể bạt bể xi măng cho người mới

6. Hướng dẫn nuôi ốc bươu đen trên ao đất tự nhiên cho người mới

7. Nuôi ốc bươu đen bằng bèo cám rất hiệu quả

8. Vitamin C rất quan trong cho ốc bươu đen, ốc nhồi

9. Cách lựa chon con giống ốc bươu đen

10.  Các loaị bệnh của ốc bươu đen

11. mật độ nuôi ốc bươu đen bao nhiêu là tốt nhất?

12. Thức ăn cho ốc nhanh lớn và ít bệnh

13. Địa chỉ mua con ốc bươu giống rẻ nhất Việt Nam

14. Nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi có dễ không?

Video hướng dẫn cách nuôi ốc nhồi, cách nuôi ốc bươu đen trên tráng lưới

Cách nuôi ốc bươu đenCách nuôi ốc bươu đen trên tráng lướicách nuôi ốc nhồicách nuôi ốc nhồi trên tráng lướiChi phí nuôi ốc nhồiĐầu tư nuôi ốc bao nhiêu tiềnỐc ăn gì nhanh lớn?
Comments (0)
Add Comment