Thức ăn cho ốc nuôi, ốc bươu đen bao gồm 3 loại chính: thức ăn xanh, thứ ăn dạng tinh bột, thức ăn công nghiệp dạng viên được chế biến sẵn.
Trong tự nhiên, ốc nhồi là loài ăn tạp nghiêng về thực vật và rất đa dạng nên lựa chọn thức ăn cho ốc nuôi cũng dễ dàng. Thức ăn cho ốc nuôi là các loại thức ăn xanh (bèo tấm, bèo cái, rau mồng tơi, rau cải, bắp cải, lá non như lá sắn (lá củ mì), lá đu đủ, lá bạc hà (lá mùng), lá cây củ ấu, cám gạo, trái mướp, bột đậu nành, bột bắp, (ngô), bột sắn (củ mì), bột cá, thức ăn chế biến và thức ăn viên.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay trồng rất nhiều cây ăn trái, trong đó có trái mít mà ốc cũng rất thích ăn, nông hộ nuôi ốc sử dụng trái mít phế phẩm cắt thành miếng nhỏ rồi thả xuống cho ốc ăn.
Các loại thức ăn xanh cho ốc nhồi ốc bươu đen gồm những gì?
Đó là những loại thực vật gồm lá, rau, củ, quả….có thể để nguyên cả cây và lá, không cần tách ra hoặc băm nhỏ vì ốc thường bám dưới mặt lá để ăn.
Các loại cây thuỷ sinh trồng trực tiếp trong ao như bèo cám, bèo cái, hoa súng, rong đuôi chồn, cây kèo nèo….
Trái cây như bầu, mướp thì thái mỏng thả xuống ao, bể. Trái mít phải cắt thành miếng nhỏ.
Thức ăn nên thả xuống nơi không có giá thể để ốc dễ đến ăn và nên rải đều ra, không nên dồn cục hay bó lớn.
Các loại tinh bột làm thức ăn cho ốc nhồi, ốc bươu đen
Bao gồm các loại bột mì, củ mì, bột gạo, cám gạo, bột bắp, cám bắp, các loại ngũ cốc khác…
Có 2 cách cho ốc ăn tinh bột
Cho ốc bươu đen, ốc nhồi ăn bột khô, cần tính toán kỹ cho ăn đủ khẩu phần quy định và phải rải nhẹ ở vị trí không có ốc nổi tập trung. Nêu cho ăn với tỉ lệ 0,3 – 0,5% trên tổng trọng lượng ốc bươu trong bể mỗi ngày
Nên quấy (quậy) nước sôi để tạo kết dính, để nguội rồi nắm (vắt) thành cục và thả xuống sàn ăn đặt trong ao hoặc giai, bể. Hoặc rải đều trên mặt ao để cho ốc ăn.
Trong ao, bể nuôi nên đặt hoặc treo một số sàng hay rổ để đưa thức ăn xuống đó. Sàng ăn đặt ở một số vị trí cố định để ốc dễ dàng tìm thấy thức ăn.
Thức ăn công nghiệp cho ốc bươu đen, ốc nhồi là gì?
Thức ăn công nghiệp cho ốc là những thước ăn được chế biết sẵn với tỉ lệ đạm, dinh dưỡng phù hợp cho riêng con ốc nhồi, ốc bươu đen.
Sử dụng một số loại phụ phẩm nông nghiệp (cám gạo, tấm, bã đậu nành, khoai, củ mì, bắp…) trộn với bột cá, nấu chín, để nguội và nắm thành nắm nhỏ rồi đưa xuống sàng hoặc rổ.
Thức ăn viên công nghiệp thì cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm 26% (giai đoạn mới thả) và 22% (từ tháng thứ 4 trở đi đến thu hoạch). Thức ăn được rải xung quanh giá thể.
Lượng thức ăn được điều chỉnh theo khả năng ăn hàng ngày của ốc đồng thời cũng có thể điều chỉnh theo khối lượng của ốc (ước tính) cứ mỗi 15 ngày. Cho ăn với lượng thức ăn vừa đủ để tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nước.
Khẩu phần ăn hàng ngày ( 0,3-0,5% khối lượng thức ăn trên khối lượng thân của ốc trong ao) được tính theo bảng sau:
Trước khi cho ăn thức ăn công nghiệp cho ốc bươu đen hoặc ốc nhồi hoặc thức ăn chế biến, phải kiểm tra sàng và rửa sạch.
Sau khi cho ăn khoảng 1 giờ, cần kiểm tra sàng ăn, nếu thấy còn thức ăn thì cần điều chỉnh cho lần sau. Cũng phải dọn sạch những phần dư thừa thức ăn xanh của lần cho ăn trước đó.
Nêu cho thức ăn công nghiệp dạng nổi vi gần như ốc nhồi sẽ có xu hướng ăn nổi mặt nước nhiều hơn ăn tầng đáy
Tập tính kiếm thức ăn của ốc bươu đen, ốc nhồi
Ốc nhồi có tập tính vừa sống nổi vừa sống đáy, di chuyển chậm và thường phân bố không đều trong ao nuôi, thích sống dựa vào giá thể.
Do đó, chú ý cho thức ăn cho ốc ở nhiều vị trí để chúng có thể bắt mồi tốt nhất, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thức ăn một cách cục bộ.
Ốc lớn sống và kiếm ăn ở nhiều tầng nước, nhưng ốc còn nhỏ ưa thích ăn thức ăn nổi trên mặt nước.
Cách chế biến thức ăn tổng hợp cho ốc nhồi, ốc bươu đen
Có thể phối hợp các loại thức ăn cho ốc phù hợp với đặc tính của ốc là ăn được rất nhiều loại thức ăn khác nhau để giúp cho ốc tiêu hóa tốt nhất, giảm hệ số thức ăn, lớn nhanh giảm được giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Chẳng hạn, khi ốc ở giai đoạn mới thả thì cho ăn thức ăn dạng bột kèm thêm các loại rau xanh; các giai đoạn tiếp theo phối hợp giữa thức ăn chế biến với rau, củ, quả hoặc thức ăn viên với rau, củ, quả.
Thời gian cho ốc ăn khi nào tốt nhất
Ốc còn nhỏ thì cho ăn 3 lần/ngày, buổi sáng từ 6 – 7 giờ; buổi chiều từ 17 – 18 giờ, buổi tối 22 – 23 giờ. Cho ăn buổi sáng từ lúc 6-7h sáng 20% lượng thức ăn trong ngày, buổi chiều từ lúc 4-5h cho ăn 50%, buổi tối 10-11h cho ăn phần thức ăn còn lại (30%).
Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 cho ăn 2 lần/ngày. Cho ăn buổi sáng 30 % lượng thức ăn trong ngày, buổi chiều cho ăn phần thức ăn còn lại 70%. Các tháng về sau cho đến khi thu hoạch chỉ cần cho ăn ngày một lần vào buổi chiều.
Thức ăn công nghiệp giúp ốc bươu đen, ốc nhồi rất nhanh lớn
Các nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu cho thấy, nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen thương phẩm với 100% là thức ăn công nghiệp (TACN) sau 4 tháng nuôi ốc nhồi thì tăng trọng nhanh nhất và đạt năng suất cao nhất.
Kế đến lần lượt là 75% thức ăn công nghiệp + 25% rau xanh; 50%thức ăn công nghiệp + 50% rau xanh; 25% thức ăn công nghiệp+75% rau xanh; và thấp nhất là cho ăn 100% rau xanh.
Bởi vì thức ăn công nghiệp có phối trộn đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho phát triển của ốc, nên ốc lớn nhanh, thời gian nuôi ngắn nhất.
Tuy nhiên, lợi nhuận cao nhất nuôi ốc bươu đen lại thuộc nhóm cho ăn 50% thức ăn công nghiệp + 50% rau xanh.
Các công thức phối hợp thức ăn cho ốc khác cũng đều mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng thời gian nuôi để đạt cỡ thương phẩm cũng kéo dài hơn.
Do đó, người nuôi có thể cân nhắc tính toán trong quá trình nuôi ốc, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, có thể áp dụng linh hoạt việc cho ăn phối hợp giữa TACN, thức ăn tinh với rau, củ, quả các loại để cân đối hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cho ốc, đồng thời cũng phù hợp với điều kiện hiện có của các hộ và cơ sở nuôi.
Các loại lá rau của quả ốc nhồi rất thích ăn
1. Lá cây thầu dầu; 2. Lá đu đủ; 3. Lá mì (sắn); 4. Khoai lang; 5. Rong đuôi chồn; 6. Bèo tấm; 7. Cải bắp; 8. Xà lách; 9. Cải bẹ; 10. Rau chai; 11. Rau muống; 12. Dọc và lá mùng (bạc hà) môn; 13. Rau mác; 14. Rau mồng tơi; 15. Quả ổi; 16. Quả mận (doi); 17. Quả mít; 18. Quả mướp; 19. Quả bầu là những thức ăn ốc hay ăn, 20. Cây môn, cây bạc hà, cây ráy….
2. Biện pháp giải quyết thức ăn xanh để nuôi ốc
Tận dụng đất trống để canh tác trồng các loại rau, củ, quả, tùy điều kiện từng địa phương, tùy theo từng mùa (mùa nào thức nấy) để có được loại thực phẩm rau củ quả phù hợp làm thức ăn cho ốc.
Có thể luân phiên trồng các loại rau xanh trên cạn theo mùa như rau cải, cải bắp, bầu, mướp, rau muống, hoặc cây củ mì (sắn), khoai lang, đu đủ…
Tận dụng các loại mặt nước nhàn rỗi (ao, ruộng trũng, mặt nước bỏ hoang…) để thả nuôi rong (rong tóc tiên, rong đuôi chồn), bèo (bèo cái, bèo tấm), rau muống…
Nước thải từ khu nuôi ốc nên được đưa xuống ao cung cấp dinh dưỡng cho bèo phát triển. Đặc biệt bèo tấm tăng sinh rất nhanh và cũng là loại thức ăn xanh ưa thích nhất của ốc ở tất cả các giai đoạn phát triển. Một hecta ao, ruộng trũng thả bèo tấm, thu kịp thời trong một năm có thể đạt sản lượng 200 tấn.
Thu gom các loại rau xanh thứ phẩm ở các chợ. Tuy nhiên, các loại rau này cần được lọc bỏ những phần bị hư hỏng, nên ngâm nước muối và rửa sạch trước khi cho ốc ăn tránh trường hợp bị thuốc sâu.
Thu gom một số loại quả (trái cây) như mít, mận (doi), ổi bị loại bỏ do không đạt tiêu chuẩn. Ở các tỉnh Nam Bộ rất phong phú những loại này. Mận và ổi chín thì thả xuống ao (thường là nổi), ốc sẽ bám vào hút ăn. Quả mít nên bổ nhỏ rồi thả xuống ao để ốc bám vào ăn.
Đây là các loại thức ăn cho ốc bươu đen ốc nhồi giúp ốc nhanh lớn, phát triển khoẻ mạnh. Trong quá trinh nuôi anh chị co thể tìm hiểu thêm nhiều loại thức ăn công nghiệp riêng cho ốc để giúp ốc phát triển tốt hơn
CÁC LOẠI THUỐC CẦN THIẾT CHO ỐC BƯƠU ĐEN GIÚP PHÒNG BỆNH VÀ GIÚP ỐC NHANH LỚN
1. KHOÁNG ĐA VI LƯỢNG
2. MEN XỬ LÝ PHÂN THẢI CHO AO NUÔI ỐC
3. KHOÁNG PHÒNG BỆNH MÒN ĐÍT
4. VÔI SUPPER CANXI VÀ DOLOMITE |
Trong quá trình nuôi anh chị nên bổ sung những loại trên để phòng bệnh mòn đít, mòn vỏ, đường ruột và giúp ốc nhanh lớn nhé
1. Địa chỉ Mua ốc bươu đen thương phẩm tại Việt Nam
2. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trên Bể BẠT, BỂ XI MĂNG
3. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trên AO ĐẤT
4. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen trên TRÁNG LƯỚI
5. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen trong thùng xốp
6. Chi phí và lợi nhuận nuôi ốc nhồi trên Bể BẠT, BỂ XI MĂNG
7. Chi phí và lợi nhuận nuôi ốc bươu đen trên AO ĐẤT
8. Thức ăn cho ốc bươu đen giống nhanh lớn
9. Mật độ nuôi ốc bao nhiêu 1 mét vuông?
[…] tháng 4 đến tháng 12 và tập trung vào các tháng 5 đến tháng 8. Ốc đẻ trứng dính với nhau và bám vào các loại giá thể như hốc cây, thân cây, hốc […]
[…] Các loại thức ăn cho ốc là gì […]