Ốc nhồi giống Thanh Hoá, trứng ốc nhồi ( ốc bươu đen ) năm 2024, Em có trứng ốc và ốc giống, mọi người cần loại nào thì liên hệ em ạ.
Em cũng có tư vấn kỹ thuật ương trứng ốc, kỹ thuật nuôi ốc thương phẩm trong ao đất, trên bể bạt cho khác toàn Việt Nam trong đó có tỉnh Thanh Hoá
Cập nhật thông tin giá cả và liên hệ đặt hàng tại: SĐT/ Zalo 0827042666
Cảm ơn mọi người đã quan tâm.
Ốc nhồi, ốc bươu đen là gì?
Ốc nhồi, được biết đến với nhiều tên gọi khác là ốc bươu đen, ốc mít Cônica hoặc ốc lác và có tên gọi khoa học là Pila conica. Chúng thuộc nhóm ốc nước ngọt, cùng với động vật thân mềm họ Ampullariidae.
Đặc điểm sinh học của ốc nhồi
Vỏ ốc nhồi hơi nhẵn và bóng, đối với ốc nhồi có kích thước lớn thường có lớp vỏ màu xanh đen, trong khi ốc nhồi có kích thước nhỏ thì màu xanh vàng. Ngoài ra, các rãnh sâu trên xoắn ốc xuất hiện những đường vòng màu nâu tím chạy song song.
Mỗi tầng ốc trông phồng với tổng số tầng xoắn dao động từ 5 – 5.5 vòng. Trong đó, tầng ốc cuối thường phình to còn tầng ốc trên thì nhỏ. Chình vì thế, nếu nhìn trực diện từ phần đuôi ốc thì chúng trông có dạng hình tròn.
Phần lỗ miệng hơi khum vô chút và rãnh miệng sắc kèm với lớp sứ bờ trụ mỏng. Nắp miệng ốc có tấm, nằm ở gần cạnh trong.
Trứng ốc nhồi có màu gì?
Đến khoảng tháng 2 âm lịch, ốc nhồi bắt đầu ngoi lên mặt nước để tìm thức ăn. Sau đó, chúng sẽ đẻ trứng bắt đầu từ tháng 3 – 9 âm lịch hằng năm, trong khi những thời điểm khác thì ốc có xu hướng ngủ đông và không ăn gì.
Trứng ốc nhồi có màu vàng trắng hoặc có màu trắng hơi pha đen một chút, khác so với trứng ốc bươu vàng (thường có màu đỏ hoặc màu hồng).
Kỹ thuật ương trứng ốc nhồi Thanh Hoá
Trứng ốc nhồi sau khi vừa mới đẻ xong sẽ có màu trắng, khi sắp nở sẽ chuyển sang đen dần và nở ra ốc con.
Để trứng ốc nhồi có thể chuyển từ giai đoạn màu trắng chuyển sang màu đen mọi người cần phải ương trứng trong thùng xốp, có nắp đậy để che nắng che mưa. Mỗi ngày cần xịt nước lên trứng để giữ ẩm, tránh cho trứng ốc không bị khô, vì khi trứng khô sẽ không nở được.
Trứng ốc hay bị những loại côn trùng và kiến chích làm hư trứng, có thể hư đến 50%. Do đó, để cho đảm bảo trứng ít bị hư hại, mọi người có thể bỏ thêm một vài viên “long não” lên khay ương trứng để xua đuổi côn trùng, qua đó tỉ lệ trứng bị hư hại sẽ thấp đi đáng kể.
Anh chị mua trứng ốc nhồi giống Thanh Hoá bên em sẽ gọi điện hướng dẫn cách ấp và dưỡng ốc con nhé
Khoảng sau 7 – 10 ngày ương, trứng ốc sẽ chuyển dần sang màu đen và nở thành ốc con. Ốc con sau khi nở sẽ rơi xuống nước và bám lên thân bèo để sống. Trong giai đoạn này mọi người nên cho ốc con ăn 100% bằng bèo tấm. Đến khi ốc con đạt trên 2 tuần tuổi thì có thể bổ sung thêm những loại thức ăn khác như bầu, mướp, lá môn..
Ốc con sau khi đạt 1 tháng tuổi bằng ngón tay út là có thể chuyển sang bể nuôi thương phẩm được rồi.
Lưu ý: Nêu chưa nắm rõ các ấp trứng và dưỡng ốc con tốt nhất nên mua ốc con về thả để hạn chế rủi ro ấp trứng không nở hoặc dưỡng ốc con chết
Có nuôi được Ốc Nhồi ở Thanh Hoá (ốc bươu đen) không?
Ốc nhồi có thể nuôi được ở khắp Việt Nam, có thể nuôi được quanh năm, riêng ở Miền Bắc Việt Nam thì khi mùa đông lạnh sẽ không nuôi được, vì ốc sẽ đi ngủ đông.
Trong khi đó, miền Trung và miền Nam không có mùa đông lạnh như miền Bắc, do đó có thể nuôi được quanh năm mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Thanh Hoá là một tỉnh của miền Bắc, Nên có thể xuống giống vào giữ tháng 1 Âm lịch và nuôi cho đến tháng 11 âm lịch
Nuôi ốc nhồi thường 4 tháng thu hoạch 1 lân nên có thể nuôi ốc 1 năm 2 vụ
Khi nhiệt độ lạnh dưới 16 độ thì ốc sẽ bỏ ăn và có xu hướng chui vào bùn, rễ bèo để trú đông. Vận nên vào mua đông nhiệt độ dưới 16 độ thì không nên thả ốc giống.
Ốc nhồi giống Thanh Hoá bao nhiêu tiền 1 con ?
Giá trứng ốc nhồi và ốc giống sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời điểm nên sẽ không cố định ở 1 mức giá. Thường giá ốc sẽ cao hơn khi vào tháng 1, 2, 3 âm lịch do đầu vụ nên cả nước thả ốc con nhu cần rất lớn.
Và vào tháng 10, 11, 12 âm lịch giá giống Ốc Nhồi ở Thanh Hoá rất rẻ, do lạnh nuôi không được
Ở trại giống Ốc Nhồi MIỀN TRUNG VIỆT NAM ở thời điểm đầu vụ trung bình giá ( anh chị liên hệ để được báo giá nhé ) 1kg
Ốc giống loại 1 – 2 tuần tuổi, ốc giống 3-4 tuần tuổi anh chị cứ gọi hoặc nhắn Zalo 08127 042 666 em để được báo giá nhé.
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi giống, ốc thương phẩm ở Thanh Hoá
Ốc nhồi hay còn gọi là ốc bươu đen đang là loại thực phẩm rất được thị trường ưa chuộng. Nuôi ốc nhồi đang là một hướng phát triển kinh tế mới, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi này và mở ra hướng phát triển kinh tế mới.
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi được đánh giá là khá đơn giản, cách chăm sóc không quá phức tạp, nhưng bà con vẫn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn kỹ thuật để nuôi ốc nhồi thành công.
Chuẩn bị ao nuôi
Vị trí ao nuôi nên chọn những nơi có khả năng cấp và thoát nước thuận lợi. Diện tích ao nuôi không nên quá lớn vì khó chăm sóc, quản lý địch hại, tốt nhất nên < 5.000 m2.
Độ sâu mức nước trong ao 0,5 – 1,0 m. Bờ ao thiết kế cao hơn mức nước tối thiểu là 0,5 m. Đáy ao bằng phẳng, dốc về phía cống tiêu nước. Hàm lượng ôxy hòa tan > 1 mg/l, pH: 6,5 – 8.
Trước khi nuôi cần tẩy dọn sạch bằng cách tháo cạn, cào sạch bùn, cày, bừa, phơi đáy… Tạo độ dốc về phía cống, tu sửa cống.
Làm hàng rào lưới ngăn ốc trong khu vực nuôi, để tránh ốc bò ra ngoài và sinh vật khác xâm hại. Sau đó tiến hành diệt tạp và ngăn ngừa sinh vật khác vào ao hại ốc.
Lấy nước vào ao nuôi qua lưới lọc để chắn rác và sinh vật khác vào hại ốc.
Thả bèo lục bình làm vật bám cho ốc, diện tích thả bèo chiếm 1/4 diện tích ao nuôi. Làm khung ngăn bèo không để bèo phát triển lan ra quá diện tích cần thả bèo.
Nuôi ốc nhồi thương phẩm, ốc giống ở Thanh Hoá thì nên thả bèo nhiều vào mùa đông để cho ốc trú đông, bắt đầu tháng 11 âm lịch nên cho bèo 70% ao là đẹp nhất
Để tạo mùn bã hữu cơ làm nguồn thức ăn tự nhiên trong ao cho ốc, trước khi thả ốc nên bón rơm, rạ băm nhỏ khắp đáy ao với lượng 10 -15 kg/100m2 và phân chuồng đã được ủ hoaivới vôi bột, lượng 7 – 10 kg/100 m2. Bón trước khi thả ốc 7 – 10 ngày (khi thấy nước ao sủi bọt thì thả ốc giống).
Lựa chọn ốc nhồi giống Phù Hợp ở Thanh Hoá
Chọn ốc giống đảm bảo chuẩn chất lượng, khoẻ mạnh, không bị sứt vỏ, dập vỏ, mòn vỏ và đỉnh vỏ, màu sắc tươi sáng, không có rong rêu bám.
Kích cỡ ốc giống nên chỉ 1, 2, 3, 4 tuần tuổi trở lại, không nên lựa ốc quá lớn, ốc càng lớn tỉ lệ nuôi hao hụt càng cao, do khó thích nghi với nguồn nước mới.
Giống được vận chuyển bằng phương pháp giữ ẩm, không cần bơm ôxy nhưng không được đóng kín mà phải có độ thông khí với môi trường bên ngoài.
Vận chuyển ốc bằng thùng xốp, có đục những lỗ thủng trên nắp thùng
Dải một lớp ốc sau đó đến một lớp rễ bèo rồi mới đến lớp ốc khác để ngăn cách giữa các lớp ốc.
Bằng cách này ốc nhồi giống vẫn sống khoẻ mạnh trong vòng 24 tiếng
Mật độ giống thả nuôi trong ao đất là 150 – 200 con 1 mét vuông, bể bạt, ao xi măng, tráng lưới là 300-400 con 1 mét vuông
Chăm sóc, quản lý ốc nhồi thương phẩm và giống
Thức ăn cho ốc nhồi là các loại rau xanh, bèo, ngũ cốc. Ốc nhồi có tập tính vừa sống nổi vừa sống đáy, di chuyển chậm và thường phân bố không đều trong ao nuôi.
Vì vậy cần cho ăn ở nơi ốc tập trung để ốc có thể bắt mồi một cách nhanh nhất, tránh tình trạng để dư hoặc thiếu thức ăn một cách cục bộ (sáng sớm ốc nhồi thường nổi lên mặt nước, bám vào lá sắn, lá dọc mùng, bèo để ăn vì vậy quan sát vào lúc sáng sớm sẽ biết được ốc tập trung ở khu vực nào nhiều hơn).
Thức ăn xanh để nguyên cả cây, lá, không băm nhỏ vì ốc có tập tính bám, nó thường bám dưới mặt lá để ăn. Mỗi ngày chỉ cho ăn thức ăn tinh 1 lần.
Anh chị nuôi ốc nhồi giống Thanh Hoá có thể trồng các loai cây như sắn mì, đu đủ, môn, mướp, bầu bí để tạo nguồn thức ăn cho ốc, cứ 1000 mét vuông nuôi ốc thì nên trồng 200 -300 mét vuông thức ăn
Lượng thức ăn được điều chỉnh theo khả năng ăn của ốc, khoảng 0,5 – 1% khối lượng ốc trong ao. Trước khi có thức ăn tinh cần kiểm tra sàng ăn, nếu thấy còn thức ăn tinh thì không cho ăn thức ăn tinh lần sau.
Đối với ốc nuôi ở trong ao thì việc kiểm tra thức ăn xanh thừa hay thiếu dễ dàng nhưng kiểm tra lượng thức ăn tinh thì khó hơn phải đặt sàn ăn bằng phên tre đan dày. Trước khi cho ốc ăn lần sau phải kiểm tra thức ăn lần trước trong sàn ăn, nếu thấy còn thì ngừng cho ăn. Nếu ao nhiều mùn bã hữu cơ có thể không cần cho ăn thức ăn tinh mà chỉ cần cho ốc ăn thức ăn xanh.
Sau khi thả ốc giống đến khi 2 tháng tuổi không cần thay nước. Sang tháng nuôi thứ 3, định kỳ 2 tuần thay nước 1 lần, mỗi lần thay 3/4 lượng nước trong ao.
Thu hoạch ốc thương phẩm, ốc nhồi giống ở Thanh Hoá
Ốc nhồi sau khi nuôi từ 3 – 4 tháng đạt trọng lượng thương phẩm 25 – 30 con/kg thì có thể tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch ốc trước mùa đông.
Có thể thu tỉa bằng cách dùng thuyền đi quanh bờ ao để bắt những con to (buổi sáng ốc thường nổi lên bám vào lá dọc mùng, lá sắn, dễ bèo để ăn nên việc thu hoạch rất dễ).
Sau khi thu tỉa ốc to, ta có thể thả bù ốc nhỏ. Nếu thu hoạch toàn bộ thì sau khi dùng thuyền để thu, số ốc còn lại trong ao có thể tháo cạn nước ao.
Một số bệnh thường gặp trên ốc nhồi và cách phòng bệnh.
1. Bệnh ký sinh trùng trên ốc nhồi.
– Triệu chứng:
+ Ký sinh trùng ngoại sinh: phần miệng của ốc (phần nắp) và phần đuôi thấy hiện tượng vỏ ốc bị ăn mòn thành các rãnh chỉ nhỏ, ăn đục từ bên ngoài vào bên trong thân ốc. Hoặc quá trình ăn mòn ngay trên miệng ốc gây mỏng nắp miệng.
+ Ký sinh trùng nội sinh: Giun tròn, sán lá ký sinh, trùng lông, đỉa,… Biểu hiện của ốc bị bệnh này là chậm lớn, hoạt động chậm chạp, chết rải rác, thịt mềm nhão. Nếu là sán, đỉa có thể quan sát bằng mắt thường/loại ký sinh trùng nhỏ phải quan sát bằng kính hiển vi.
– Nguyên nhân
+ Môi trường nước bị ô nhiễm, đáy ao nhiều bùn dẫn đến ký sinh trùng ngoại sinh phát triển, mật độ ốc nuôi quá dày dẫn đến môi trường sống bị thu hẹp, ốc ít di chuyển. Nên cho gần sông suối có nguồn nước sạch để nuôi ốc nhồi ở Thanh Hoá thì chủ động thay nước thường xuyên để phòng bệnh
Trứng, ấu trùng hoặc bào nang của ký sinh theo nguồn nước hoặc thức ăn xâm nhập, bám vào ốc và gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.
+ Ký sinh trùng xâm nhập trực tiếp từ môi trường nước và thức ăn. Đặc biệt khi môi trường nước bị ô nhiễm, thức ăn cho xuống ao bị nhiễm mầm bệnh, sức đề kháng yếu dẫn đến ốc chết phân hủy phát tán mầm bệnh ra môi trường nuôi xung quanh.
– Phòng và trị bệnh ốc nhồi giống Thanh Hoá
+ Cải tạo ao thật kỹ và khử trùng định kỳ trong thời gian nuôi để diệt các mầm bệnh ký sinh trùng.
+ Tránh cho ăn quá nhiều gây dư thừa thức ăn trong ao.
+ Hút bỏ bùn đáy ao hoặc xả đáy 20 – 30% nước định kỳ.
+ Sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh, định kỳ 1 – 2 lần/tuần để xử lý chất hữu cơ ở đáy ao, cải thiện môi trường.
+ Hiện nay vẫn chưa có cách đặc trị bệnh do ký sinh trùng gây ra ở ốc. Do đó người nuôi cần theo dõi phát hiện bệnh sớm, nhặt ốc chết và thay nước thường xuyên.
2. Bệnh sưng vòi trên ốc nhồi
– Triệu chứng: Ốc bị sưng vòi thường bơi chậm chạp nổi trên mặt nước, vòi bị sưng và thâm, bơi nghiêng hoặc ngửa trên mặt nước.
– Nguyên nhân: Chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm do thức ăn thừa, nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài vô ao. Đặc biệt là chất hữu cơ ở đáy ao tạo môi trường cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm phát triển nhanh.
– Phòng, trị bệnh:
+ Xử lý môi trường nước, kiểm tra các thông số môi trường trước khi thả giống nuôi.
+ Mật độ nuôi phù hợp, giá thể chỉ nên chiếm từ 25 – 30% diện tích mặt nước.
+ Diệt khuẩn ao nuôi định kỳ 7 – 10 ngày/lần bằng nano bạc với mục đích phòng các bệnh do vi khuẩn.
3. Bệnh mòn vỏ trên ốc nhồi.
– Triệu chứng: Ở phần đuôi ốc sẽ thấy các rãnh nhỏ và lỗ thủng. Mài ốc bị mỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho ốc, ốc bỏ ăn, chậm lớn, còi cọc.
– Nguyên nhân:
+ Cho ốc ăn thức ăn không đủ dinh dưỡng.
+ Môi trường ao nuôi bị thiếu khoáng Canxi.
Bệnh mòn vỏ, mòn đít ít khi xuất hiện khi ốc được nuôi trong ao đất tự nhiên do bùn khoáng và hệ hữu cơ nhiều. Tuy nhiên bệnh dễ xuất hiện khi ốc được nuôi trong môi trường nhân tạo nuôi bể bạt.
Nếu anh chị nuôi ốc nhồi ở Thanh Hoá bằng bể bạt, xi măng nên tạt vôi dolomite hoặc super canxi, khoáng đa vi lượng cho ốc định kì tạt là 10-15 ngày 1 lần
– Phòng, trị bệnh:
+ Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị.
+ Thay nước 20 – 30% mỗi ngày, liên tục 3 – 5 ngày.
+ Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý định kỳ 3 ngày/lần để cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi, giúp làm sạch nước ao nuôi cho đến khi môi trường nước được ổn định trở lại.
– Bổ sung một số loại khoáng chất với định kỳ 1 – 2 lần/ngày nhằm bổ sung khoáng Ca, Mg giúp ốc nhanh cứng vỏ.
– Bổ sung vitamin C tạt vào ao nuôi tăng sức đề kháng cho ốc.
TRẠI ỐC BƯƠU ĐEN GIỐNG MIỀN TRUNG VIỆT NAM
SĐT/ZALO 0827 042 666
Địa chỉ Cơ sở 1: Quy Nhơn – Bình Định, cơ sở 2 ở Tây Hoà, Phú Yên và cơ sở 3 ở Nha Trang, Khánh Hoà
Cung cấp ốc bươu đen thương phẩm
Cung cấp thuốc phòng trị bệnh các loại cho ốc
Tư vấn kỹ thuật nuôi cho người mới bắt đầu
Gửi ốc giống cho toàn quốc trong vòng 24 tiếng đảm bảo tỉ lệ sống khoẻ 100%. Đối với Thanh Hoá bên trại em gửi chiều tối thì sáng 8-9h sẽ đến đảm bảo sống khoẻ 100%. Do bên em gửi xe hàng đi trên QL1A nên chỉ gửi khi khách nhận hàng ở QL1A nhé
Anh chị cần ốc nhồi giống ở Thanh Hoá, trứng ốc, ốc thương phẩm liên hệ em nhé
Tin Kỹ Thuật nuôi ốc
1. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trên Bể BẠT, BỂ XI MĂNG
2. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi trên AO ĐẤT
3. Chi phí và lợi nhuận nuôi ốc nhồi trên Bể BẠT, BỂ XI MĂNG
4. Chi phí và lợi nhuận nuôi ốc bươu đen trên AO ĐẤT
ĐỊA CHỈ MUA ỐC Ở CÁC TỉNH MIỀN TRUNG
Giá ốc nhồi giống Thanh Hoá 2024
Giá ốc nhồi giống ĐỒNG NAI 2024
Giá ốc nhồi giống BÌNH THUẬN 2024
Giá ốc nhồi giống VŨNG TÀU 2024
Giá ốc nhồi giống NINH THUẬN 2024
Giá ốc nhồi giống KHÁNH HOÀ 2024
Giá ốc nhồi giống LÂM ĐỒNG 2024
Giá ốc nhồi giống ĐẮK NÔNG 2024
Giá ốc nhồi giống KON TUM 2024
Giá ốc nhồi giống GIA LAI 2024
Giá ốc nhồi giống PHÚ YÊN 2024
Giá ốc nhồi giống BÌNH ĐỊNH 2024
Giá ốc nhồi giống QUẢNG NGÃI 2024
Giá ốc nhồi giống QUẢNG NAM 2024
Giá ốc bươu đen giống ốc nhồi giống ĐÀ NẴNG 2024
Giá ốc nhồi giống QUẢNG BÌNH 2024
Giá ốc nhồi giống QUẢNG TRỊ 2024
Giá ốc nhồi giống HÀ TĨNH 2024
Giá ốc nhồi giống NGHỆ AN 2024
Anh chị quan tâm kỹ thuật nuôi ốc nhồi giống, trứng ốc tại Thanh Hoá nhắn trại em nhé
[…] 4. Địa chỉ mua ốc bươu đen giống ở Thanh Hoá […]